Ưu tiên phát triển các hành lang kinh tế
Tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2021 – 2030 | |
Tích cực triển khai chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế |
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Đỗ Phương |
Cơ hội bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao. Hiện Việt Nam còn 7 năm nữa để đạt được mục tiêu này, thời gian không dài mà thách thức nhiều, biến động lớn, nên xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia là nhiệm vụ quan trọng. Đây là cơ hội để chủ động kiến tạo quyết định tương lai, cần phát hiện ra điểm nghẽn để thấy được cơ hội mới.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thực tế còn tồn tại nhiều hạn chế, bị chia cắt theo địa giới hành chính, liên kết vùng lỏng lẻo, chưa hình thành các vùng động lực để đi đầu và dẫn dắt trong tăng trưởng. Khung hạ tầng chưa hình thành, chất lượng đô thị chưa cao, tác động lan toả của khu vực đô thị rất thấp. Do đó, chủ trương trong hoạch định phát triển thời gian tới chính là "không còn là giai đoạn thích ứng, ứng phó mà phải phát hiện ra điểm nghẽn, nhìn nhận cơ hội mới, không gian phát triển thế nào”.
TS. Danny Leipziger, chuyên gia Ngân hàng thế giới: Việc đặt quy hoạch phát triển không gian và đầu tư hạ tầng làm trọng tâm của Chiến lược phát triển 10 năm và tiếp theo của Việt Nam là hướng tư duy đúng đắn. Tất cả các nền kinh tế thành công ở Đông Á đều nhận định đầu tư cho hạ tầng là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển qua phối hợp với các chính sách bổ trợ khác. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sẽ khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian, đòi hỏi thu hút dòng vốn FDI phong cách mới, đòi hỏi đầu tư mới không chỉ về phần cứng. Đặc biệt, không nên lặp lại những hạn chế trong quy hoạch phát triển không gian trước đó. Cụ thể, không đầu tư dàn trải vào sân bay và hải cảng. Việt Nam nên tập trung vào các đô thị cấp hai trực thuộc vùng hoặc tỉnh chỉ hợp lý nếu đó sẽ là những vùng kinh tế đem lại của cải vật chất. |
Một trong những quan điểm quan trọng về phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 là phát triển quốc gia như một thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính, các nguồn lực đất nước được huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất vì lợi ích quốc gia.
“Đây là lần đầu tiên Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập nhằm kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Về phương hướng thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chủ trương phát triển có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào yếu tố hiệu quả, sau năm 2030 dần tiến tới bước phát triển hài hoà, cân bằng, bền vững giữa các vùng miền, địa phương. Tập trung vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, phát triển các cực tăng trưởng mang tính đầu tàu, lan toả dẫn dắt. Trong giai đoạn đến 2030, tập trung một số vùng có điều kiện kết cấu hạ tầng, nhân lực tốt, khoa học công nghệ để hình thành các vùng trọng điểm, xác định các động lực tăng trưởng mới.
Theo ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các hành lang kinh tế sẽ bao gồm các hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây, như hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Mộc Bài - TPHCM - Vũng Tàu, hay Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội…
Quy hoạch xác định 4 vùng động lực quốc gia, gồm vùng động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; vùng động lực TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu; vùng động lực Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi; vùng động lực Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang.
Đến năm 2050, quy hoạch có điểm nhấn là xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế.
Không chỉ vậy, quy hoạch tổng thể quốc gia cũng sẽ định hướng tổ chức không gian biển, định hướng khai thác và sử dụng vùng trời, cũng như định hướng phân vùng và liên kết vùng một cách rõ ràng.
Lựa chọn vùng lõi để hình thành các vùng động lực quốc gia
Theo PGS, TS Vũ Năng Dũng, Hội Khoa học Đất Việt Nam, trong lợi thế và thách thức phát triển cần phân tích kỹ hơn về kinh tế vùng ven biển và biển đảo trong tầm nhìn đến năm 2050.
“Theo đó, cần định hướng phát triển không gian vùng lãnh thổ theo chiều dọc đất nước. Đó là vùng các tỉnh có biển, phát triển kinh tế ven biển, kinh tế biển khai thác nuôi trồng thủy sản; vùng đồng bằng và núi thấp là vùng sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực, trồng các cây công nghiệp hàng hóa chủ lực, các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; và vùng thứ ba là vùng núi và núi cao thích hợp giữa bảo vệ rừng, trồng rừng, bảo vệ nguồn nước, phát triển lâm nghiệp”, ông Dũng nêu quan điểm.
Còn PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, quy hoạch tổng thể quốc gia là công việc rất mới, chưa từng có trong tiền lệ, cần có tầm nhìn xa nhất là khi bối cảnh quốc tế có những thay đổi phức tạp. Do đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần lưu ý những yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển tổng thể của nền kinh tế.
“Đối với một đất nước nhiều biên giới thì không thể không mở cửa và phải coi mở cửa là yếu tố tạo ra sức mạnh. Từ trước đến nay, Việt Nam đã mở cửa tốt, nhưng tận dụng lợi thế để mở cửa thì chưa tốt, vì chưa tạo ra được năng lực cần thiết để biến những thời cơ thành cơ hội do mở cửa mang lại. Nhiều vùng, nhiều địa phương có những điểm bất lợi đang dần chuyển thành lợi thế dưới tác động của hội nhập quốc tế, của biến động tình hình thế giới. Nhất là trong bối cảnh biến động thế giới và khu vực sẽ làm xuất hiện những lợi thế mới của đất nước. Điều này rất quan trọng. Đó chính là cách Việt Nam mượn sức mạnh thời đại để đi lên”, ông Thiên đánh giá.
Cũng theo PGS. TS Trần Đình Thiên, Chính phủ nên tổng kết đánh giá lại các vùng trong cả nước. Không phải chỉ để kiểm điểm từng vùng mà để xác định vai trò mỗi vùng trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh của nền kinh tế.
Một số vùng nên chia thành các tiểu vùng, là cơ sở để kiến tạo vùng sau này bởi các vùng quá dài, quá rộng sẽ khó để liên kết với nhau. Trong liên kết vùng cũng không nhất thiết phải đặt các địa phương giống nhau vào một vùng mà đôi khi điểm khác biệt sẽ tạo nên lợi thế cho sự liên kết.
Trong đó xác định các quan điểm lớn về phát triển quốc gia là phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào yếu tố hiệu quả trong giai đoạn đến năm 2030, sau đó dần phát triển hài hòa, bền vững, cân đối giữa các vùng miền, địa phương. Cùng với đó, Quy hoạch cũng xác định và định hướng phát triển cho các vùng động lực, cực tăng trưởng trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay. Quy hoạch sẽ lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất (vùng lõi) để hình thành các vùng động lực quốc gia. Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics