Ưu tiên đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào hoạt động ngân hàng
Chuyển giao ngân hàng “0 đồng”: Cơ hội mở rộng kinh doanh cho ngân hàng nhận | |
Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng tỷ đồng |
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. |
Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực chuyển đổi số của các tổ chức tín dụng (TCTD)?
Trong thời gian qua, các TCTD đã tích cực triển khai các nhiệm vụ đặt ra tại Quyết định 810/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Vì thế, Việt Nam cũng đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận tích cực. Theo hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, năm 2021, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về các mục tiêu mà ngành ngân hàng đặt ra đối với các TCTD trong kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng?
Nhằm triển khai chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ, góp phần thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN đã được xây dựng, tiếp cận theo hướng đặt người dân, khách hàng ở vị trí trung tâm. Với quan điểm đó, mục tiêu đặt ra tại kế hoạch hướng tới việc ngành ngân hàng chuyển đổi số để phục vụ tốt hơn cho người dân, khách hàng, nhất là trong kỷ nguyên số.
Theo khảo sát của NHNN, 95% TCTD đã, đang hoặc có dự định xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số. Trong năm 2021, 10 TCTD tốp đầu đã dành tới hơn 15 nghìn tỷ đồng/năm cho chuyển đổi số. Các TCTD tại Việt Nam đã ứng dụng các công nghệ số tiên tiến như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, tự động hóa quy trình bằng rô-bốt, trí tuệ nhân tạo… để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng. Với sự nỗ lực đầu tư, nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, hoàn thành sớm và vượt xa so với mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% năm 2025. Ngoài ra các TCTD gần đây cũng chú trọng tạo lập quan hệ đối tác, hợp tác kinh doanh từ đó thiết lập hệ sinh thái số, kết nối dịch vụ ngân hàng số với nhiều dịch vụ số khác trong nền kinh tế, gia tăng trải nghiệm khách hàng. Trên ứng dụng (app) của các ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng đầy đủ các tiện ích, dịch vụ ngân hàng như vấn tin, chuyển tiền, thiết lập hạn mức, thanh toán hoá đơn, gửi tiết kiệm, vay tín chấp… và cả những dịch vụ ngoài ngân hàng như đặt xe, giao hàng, mua sắm trực tuyến, mua vé xem phim, vé máy bay, đặt phòng khách sạn/tour du lịch… |
Đối với TCTD thì mục tiêu tổng quát gắn với nhiệm vụ về gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và cung ứng sản phẩm theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa nghiệp vụ, mà không đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật chuyên môn cụ thể như nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu… nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt cho các TCTD trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đề ra một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được liên quan đến việc cung ứng dịch vụ hoạt động nghiệp vụ tại TCTD như: Ít nhất 50% các nghiệp vụ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số vào năm 2025 và đến năm 2030 là 70%; chỉ tiêu về số lượng giao dịch của khách hàng trên các kênh số đạt ít nhất 70% năm 2025 và 80% năm 2030; chỉ tiêu về tỷ lệ quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động: đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030, đạt tối thiểu 70%.
Để đạt được những mục tiêu này, Quyết định 810 cũng đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các tổ chức tín dụng. Do vậy, các tổ chức tín dụng cần chủ động triển khai kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số, bám sát vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã đề ra cùng quan điểm xuyên suốt “nâng cao chất lượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và lấy việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là thước đo hiệu quả của quá trình chuyển đổi số”.
NHNN hiện đã, đang và sẽ làm gì để thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng, thưa ông?
Nhận thức được tầm quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghệ 4.0 đối với ngành ngân hàng, NHNN đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho chuyển đổi số như: Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. NHNN cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn quy định về định danh điện tử (eKYC) cho phép người dân mở tài khoản, mở thẻ trực tuyến, không cần đến ngân hàng...
Về hạ tầng, hạ tầng dùng chung phục vụ chuyển đổi số ngày càng được hoàn thiện: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hoạt động ổn định, thông suốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thanh toán nền kinh tế; hệ thống thông tin tín dụng cho phép khai thác bởi các ngân hàng thông qua API.
Về phối hợp với các bộ, ngành hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng, trong khuôn khổ Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, NHNN cùng một số TCTD đang phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu các phương án kết nối, khai thác thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân gắn chip phục vụ việc định danh, xác thực khách hàng chính xác, an toàn, nhanh chóng, và tiến tới làm sạch dữ liệu khách hàng, phục vụ đối sánh thông tin tin cậy, kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý.
Bên cạnh đó, NHNN cũng phối hợp chặt chẽ với một số bộ chủ trì, tích cực nghiên cứu, tham gia góp ý xây dựng một số văn bản pháp lý quan trọng liên quan như dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, các dự thảo Nghị định của Chính phủ về định danh, xác thực điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, an ninh mạng nhằm tránh vướng mắc trong quá trình thực thi và tạo thuận lợi cho công cuộc chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng; ưu tiên vào các nội dung liên quan đến ứng dụng các công nghệ số như: thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ dữ liệu khách hàng; giao dịch điện tử; xây dựng và triển khai Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng...; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc cung ứng các sản phẩm số; tăng cường tích hợp, kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số; nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK