Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu xuất sang Trung Quốc “nóng” nghị trường
Khả thi xây dựng “vùng xanh” ở cửa khẩu trên cơ sở hài hoà thủ tục | |
Đàm phán mở thêm cửa khẩu xuất nhập khẩu chính ngạch với Trung Quốc |
Toàn cảnh phiên chất vấn ngày 16/3. Ảnh: quochoi.vn |
Một trong những vấn đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/3 là ùn ứ nông sản, nhất là tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc.
Đại biểu Lê Thị Song An (Long An) nêu thực tế, ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc là nội dung nhiều cử tri tại Long An rất quan tâm. Do khó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, giá thanh long ruột đỏ tại địa phương có thời điểm chỉ còn 2.000 đồng/kg...
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho rằng: chiến lược lưu thông hàng hóa đang "bế tắc" nên mới dẫn đến vấn đề ùn ứ nông sản.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thừa nhận, ùn ứ nông sản là câu chuyện không phải ngày một ngày hai là giải quyết được mà phải có tầm nhìn xa.
Với cách tổ chức sản xuất như hiện nay, không ùn ứ ở cửa khẩu thì cũng ùn ứ ở vùng nguyên liệu vì có lúc cung vượt cầu quá nhiều, sản xuất không theo tư duy thị trường. “Đây cũng có một phần trách nhiệm của Bộ NN&PTNT", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT phân tích, nông sản không như sản phẩm công nghiệp, khi thị trường tắc thì cho vào kho. Nông sản sau thời gian nuôi trồng là thu hoạch, tuy nhiên với quy mô manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay việc dự báo thị trường rất khó.
"Có một chuyên gia nói với tôi phải phân biệt 2 từ sản phẩm và thương phẩm. Nông dân tạo ra sản phẩm là trái thanh long, trái xoài nhưng sản phẩm đó muốn thành thương phẩm thì phải tạo ra giá trị lớn, sức cạnh tranh của sản phẩm. Muốn có được một thương phẩm đòi hỏi sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ không phải là câu chuyện của riêng Bộ NN&PTNT hay Bộ Công Thương", ông Lê Minh Hoan bày tỏ quan điểm.
Lấy ví dụ về sự thành công của Bắc Giang, Sơn La trong xây dựng thương hiệu nông sản, “Tư lệnh” ngành nông nghiệp cho rằng, nếu để xảy ra ùn ứ mới đi tìm kiếm thị trường, trong khi chưa minh bạch về chất lượng thì sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, gom các đầu mối lại; tổ chức lại ngành hàng, không thể ở đâu cũng trồng sầu riêng, mít Thái..., phải đưa vào quỹ đạo, thành lập liên minh chứ không tư duy mùa vụ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn. Ảnh: quochoi.vn |
Xung quanh câu chuyện ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường lớn, những nước rất xa vẫn tìm Trung Quốc để bán hàng và Việt Nam không có lý do gì để không bán hàng sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn hàng hóa cho nên người sản xuất phải tuân thủ quy định này.
Lãnh đạo Bộ Công thương khuyến cáo các ngành sản xuất nói chung, đặc biệt là ngành nông sản, thực phẩm phải cố gắng sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đó phải sát từng thị trường.
"Sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn, thị hiếu trong nước sau đó đáp ứng yêu cầu thị trường nước ngoài thì sẽ tranh thủ được thị trường. Các Hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội nhiều nhưng hàng không đi được là do chúng ta; rõ ràng phải thay đổi cách nghĩ, cách làm. Thay vì đổ lỗi cho nhau hãy quay về tự xem trách nhiệm của mình đến đâu thì làm đến đấy", ông Diên nói thêm.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo thống nhất quan điểm là trao đổi với Trung Quốc để xây dựng quy trình thông quan, “vùng xanh” cho hàng hóa ở biên giới; đồng thời chỉ đạo các tỉnh có cửa khẩu hỗ trợ, thông tin thường xuyên với những địa phương có sản phẩm để hợp tác tốt khi cửa khẩu phía Trung Quốc không mở, không gây sức ép cho các địa phương có cửa khẩu.
Tin liên quan
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để đáp ứng các đơn hàng dừa tươi từ Trung Quốc
20:24 | 15/11/2024 Kinh tế
Kỳ vọng dừa trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô
10:30 | 29/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics