Ùn ứ dưa hấu: Cơ quan quản lý đã "tròn vai"?
Bán dưa dựa vào tình thương!
Câu chuyện tồn đọng, ách tắc nông sản ở cửa khẩu đã không còn mới bởi có thể coi đây là chuyện "thường kỳ". Trên thực tế, dưa hấu hiện đang ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái, đây không phải hiện tượng mới và thường xuyên xuất hiện vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm khi vào tiết thanh minh, phía Trung Quốc tăng cường nhập khẩu số lượng lớn hoa quả tươi. Năm nay, lượng dưa hấu, thanh long tăng 10-15% so với cùng kỳ 2014 nên số lượng xe rất nhiều tại Tân Thanh.
“Mỗi ngày, lực lượng Hải quan tại cửa khẩu Tân Thanh giải quyết thủ tục cho khoảng 300 đến 350 xe trong số lượng xe có tại cửa khẩu là 800 xe, còn tồn lại khoảng 400 xe”, Phó Tổng cục trưởng chia sẻ.
Để giúp đỡ bà con nông dân, ngày 9-4, tại trụ sở Bộ Công Thương, một “chiến dịch” bán dưa hấu cho nông dân được triển khai. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trước mắt đơn vị đã tổ chức phát động cán bộ công chức khối cơ quan Bộ mua ủng hộ 14 tấn dưa hấu. Thông qua chương trình này, Bộ Công Thương thể hiện quyết tâm hỗ trợ đồng bào vùng trồng dưa miền Trung cũng như giúp doanh nghiệp vận tải, xuất khẩu đang gặp vấn đề ách tắc dưa tại cửa khẩu.
Một hình thức khác, sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội cũng chung tay giúp nông dân bán dưa. Bởi thế nên nhiều tấn dưa hấu đã được bán nhờ những tấm lòng hảo tâm.
Có cái nhìn tích cực về "bài toán PR bán dưa ở Bộ Công Thương cũng tốt, sinh viên bán dưa cũng tốt" nhưng trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng động thái này không giải quyết được vấn đề.
“Dưa hấu ùn tắc nổi lên mấy ngày hôm nay. Sinh viên bán được mấy chục tấn dưa, đấy là tấm gương tốt cần biểu dương nhưng đồng thời cũng kích động những người đáng lẽ phải xông pha trước sinh viên nhưng lại không làm”, ông Phú nói.
Theo vị chuyên gia này, các Tổng công ty thương mại Hà Nội “khoe” nhiều vốn, có hàng trăm mạng lưới nhưng lại để sinh viên đi làm việc này. “Vậy có Tổng công ty thương mại để làm gì?, vai trò của Bộ Công Thương ở đâu?” ông Phú đặt câu hỏi và nêu ra một thực tế những người đúng việc, đúng vai thì không làm còn những người không phải việc của mình thì rất hăng hái.
Lỗi do nông dân?
Thực tế cho thấy, việc nông sản ùn tắc tại cửa khẩu đã diễn ra hơn chục năm nay và năm nào cũng vẫn tái diễn. Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Võ Văn Quyền khi được hỏi về vai trò của Nhà nước, khâu phân phối nội địa ở đâu khi để nông sản liên tục bị ép giá, cho biết, nguyên nhân chính là do người nông dân chưa sản xuất theo tín hiệu thị trường. Nếu không loại bỏ được tư duy tự phát, manh mún và sản xuất không có kế hoạch, không chỉ vụ này mà nhiều vụ nữa, dưa hấu vẫn rớt giá.
Tuy nhiên phản biện lại ý kiến trên, ông Phú nói: “Đừng đổ lỗi cho nông dân. Ai đổ lỗi cho nông dân là có tội”. Nguyên nhân tình trạng này vẫn diễn ra triền miên là do hệ thống phân phối - vấn đề mấu chốt vẫn không giải quyết được.
Để giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cần có quy hoạch sản xuất dài hạn, đồng thời hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân. Thế nhưng ông Phú cho rằng, các cơ quan quản lý dù có đưa ra giải pháp nhưng cũng chỉ là đề án tổ chức chung chung, không có giá trị thực hiện nhiều.
“Cái kết trong các công văn đều là tất cả các địa phương kết nối cung cầu không để khan hàng sốt giá nông dân thua thiệt. Tất cả đều là hô khẩu hiệu!”, ông Phú thẳng thắn nói.
Ông Phú nói thêm rằng: “Tôi chưa thấy một đề án nào để giải quyết chuỗi hoa quả thiết yếu này cả. Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản nhưng cũng không cần làm nhiều mà chỉ chọn một số hoa quả sau đó tổ chức kết nối, phân phối”.
Có thể thấy, tình trạng ùn tắc dưa hấu thời gian này chỉ là một ví dụ cho nhiều ngành hàng đã từng rơi vào tình trạng tương tự như cà rốt, thanh long, cà chua... Nhiều người đặt câu hỏi rằng, lần này Bộ Công Thương đi bán dưa giúp nông dân thì tiếp đến Bộ này lại tiếp tục đi bán cà rốt, thanh long cho nông dân chăng? Phải chăng, cơ quan quản lý đang bế tắc trong vấn đề tìm “nhạc trưởng” cho hệ thống phân phối?
Vì vậy, trách nhiệm ở đây đầu tiên thuộc về cơ quan quản lý. Trong khi cơ quan quản lý chưa cung cấp cho người nông dân thông tin số lượng thị trường cần bao nhiêu, giá cả thế nào... thì chớ vội trách nông dân “chưa sản xuất theo tín hiệu thị trường”.
Tin liên quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics