Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
Nhiều trở ngại, ách tắc cho thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh ở Việt Nam Tín dụng xanh cần khơi thông Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh |
Kết quả trên tăng 7,11% so với cuối năm 2023, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm hơn 43%) và nông nghiệp xanh (trên 30%).
Ngoài ra, NHNN cũng cho biết, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,28 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 22,33% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 15,62% so với cuối năm 2023.
Phát biểu tại Hội thảo “ESG trong ngành ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu” được tổ chức vào ngày 19/11/2024, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, thời gian qua, ngành ngân hàng đã luôn tiên phong đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị).
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại sự kiện. |
Như tại Agribank, dư nợ lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đứng đầu với giá trị cho vay 15.330 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng xanh. Tiếp đến là lâm nghiệp bền vững đạt 6.805 tỷ đồng, chiếm 24,5%; lĩnh vực nông nghiệp xanh với dư nợ 5.540 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng xanh.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, NHNN đã có nhiều giải pháp, định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo liên quan tới nội dung ESG... Điều này cho thấy trách nhiệm của ngành ngân hàng trong thực hành ESG góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. Đồng thời có ý nghĩa lan tỏa, nâng cao nhận thức và năng lực thực thi các quy định về bảo vệ môi trường cũng như trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực từ hệ thống ngân hàng. |
Tại SHB, tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng cho lĩnh vực xanh chiếm gần 10% tổng dư nợ. Cùng với đó, SHB đã áp dụng các biện pháp quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững trong mọi hoạt động của ngân hàng…
Mặc dù có nhiều nỗ lực, song kết quả trên cho thấy, đến nay tỷ trọng tín dụng xanh trong tổng dư nợ toàn ngành còn thấp.
Ông Lê Hoài Ân, Công ty Cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp (IFSS) cho rằng, các khoản tín dụng xanh tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các dự án năng lượng tái tạo, trong khi các tiêu chí đánh giá vẫn phụ thuộc vào tiêu chuẩn riêng của từng ngân hàng thay vì dựa trên các thông lệ quốc tế.
Vị này cũng nêu, việc không có tiêu chuẩn rõ ràng dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đánh giá độ an toàn và tính minh bạch của các khoản đầu tư vào tín dụng xanh và trái phiếu xanh.
Hơn nữa, thiếu tiêu chí cụ thể còn làm giảm cơ hội tiếp cận vốn của các dự án thực sự thân thiện với môi trường, cũng như không thể duy trì tính nhất quán trong các quyết định tài trợ từ phía ngân hàng và tổ chức tài chính…
Vì thế, các chuyên gia cho rằng cần xây dựng bộ tiêu chuẩn định lượng đo lường mức độ tuân thủ ESG, với các tiêu chí cụ thể như khả năng giảm phát thải khí CO2, tính hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên, tác động tích cực đến cộng đồng và việc thực thi các chuẩn mực quản trị minh bạch…
Chẳng hạn, một dự án có thể được coi là đạt tiêu chuẩn môi trường của ESG nếu giảm ít nhất 30% phát thải khí nhà kính so với tiêu chuẩn ngành, tích cực cải thiện phúc lợi xã hội và duy trì quy trình quản trị rõ ràng, minh bạch.
Cũng về vấn đề này, theo bà Hà Thu Giang, Vụ Trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), để thúc đẩy thực hành ESG, xanh hóa hoạt động ngành ngân hàng, NHNN sẽ hướng dẫn các TCTD cấp tín dụng xanh, báo cáo tình hình triển khai tín dụng xanh sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phân loại xanh quốc gia.
Tuy nhiên, để các cơ chế, chính sách của ngành ngân hàng thực sự phát huy hiệu quả, bà Giang cho rằng phải có sự phối, kết hợp từ nhiều bộ, ngành, các đơn vị liên quan.
TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng ban chỉ đạo ESG Agribank cũng đề xuất sớm ban hành bộ tiêu chí môi trường và các tiêu chí xác định đối với các dự án được cấp tín dụng xanh.
Đại diện Agribank cũng kiến nghị xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các TCTD trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay.
Cùng với đó, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính có các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường carbon, xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon...
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Đột phá cho chuyển đổi số
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics