Tuyển sinh đầu cấp: Nỗ lực giảm số lượng học sinh
Hà Nội công bố kế hoạch chi tiết công tác tuyển sinh đầu cấp | |
Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp bắt đầu từ ngày 1/8 | |
TPHCM chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đầu cấp học |
Việc quá tải học sinh/lớp học ở bậc tiểu học là nỗi lo của ngành Giáo dục Hà Nội. Ảnh: ST |
Gồng mình chống quá tải
Thống kê, rà soát chuẩn bị cơ sở vật chất cho công tác tuyển sinh năm học 2020-2021 của các địa phương trên địa bàn Hà Nội cho thấy, không ít trường đang đứng trước nguy cơ quá tải. Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông, năm nay số lượng học sinh đầu cấp trên địa bàn tăng ở mức 10.000 học sinh, trong đó học sinh mầm non tăng khoảng 1.500; học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 2.000.
Với số lượng học sinh nêu trên, dự kiến mỗi lớp học sẽ có dao động từ 45- 48 học sinh, cá biệt sẽ có lớp số lượng đông hơn, ở mức 50 học sinh, song theo bà Hằng, số lớp như vậy sẽ không nhiều. "Các phường có số học sinh đông là Vạn Phúc, Phú Lương, La Khê… Nếu chiếu theo quy định của Bộ GD&ĐT là 35 học sinh/lớp tiểu học thì quận khó đạt được", lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Hà Đông nêu.
Chia sẻ về nỗ lực giảm sĩ số học sinh trên địa bàn quận Thanh Xuân, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD&ĐT cho biết, năm học 2020-2021, quận phấn đấu giảm sĩ số mỗi lớp từ 2 đến 3 học sinh so với năm học trước. Có 5 trường học đang được cải tạo, nâng cấp với tổng kinh phí 356 tỷ đồng nhằm kịp thời đưa vào sử dụng từ tháng 9/2020.
Còn tại quận Hoàng Mai, theo ông Trần Quý Thái, Phó Chủ tịch UBND quận, số học sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2020- 2021 trên địa bàn tăng hơn 3.000 em so với năm học trước. Nếu theo quy định của điều lệ trường học do Bộ GD&ĐT ban hành là không quá 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học, không quá 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, thì quận Hoàng Mai còn thiếu khoảng 30 trường.
Tại địa bàn quận Cầu Giấy, bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND quận cho hay, tất cả trường công lập trên địa bàn đều có quy mô học sinh lớn. Đơn cử, số học sinh vào lớp 6 năm học 2020-2021 là hơn 4.100 học sinh, nếu giao chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng điều lệ trường học thì chỉ có hơn 3.500 em được nhận. "Tuy nhiên, do học sinh có hộ khẩu trên địa bàn, buộc phải sắp xếp chỗ học đầy đủ do vậy tình trạng sĩ số tăng cao so với quy định là bất khả kháng", bà Dung nêu thực tế.
Về phía Sở GD&ĐT Hà Nội, theo thừa nhận của lãnh đạo Sở, hiện tượng quá tải về số lượng học sinh thường xảy ra tại một số trường ở khu vực các quận: Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa...
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận định, với hơn 2 triệu học sinh, 2.700 trường học như hiện nay, về cơ bản học sinh ở Hà Nội có đủ chỗ học. Hiện tượng sĩ số học sinh/lớp cao hơn so với quy định chỉ xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Nguyên nhân cơ bản là do một số nơi có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, hệ thống trường lớp chưa kịp đáp ứng.
Trong khi đó, qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện tượng quá tải học sinh ở một số trường còn do tâm lý chọn trường của phụ huynh. Nhiều gia đình có hộ khẩu tại quận này, nhưng lại xin cho con học trái tuyến ở quận khác.
Xây thêm trường học, phân tuyến hợp lý
Năm học 2020-2021, việc giảm dần sĩ số học sinh/lớp, tiến tới đáp ứng theo mức quy định của GD&ĐT được coi là nhiệm vụ cấp thiết, nhất là khi số lượng học sinh trong độ tuổi ra lớp hàng năm ngày càng tăng. Và để thực hiện mục tiêu này, các cơ sở giáo dục xác định mục tiêu là tập trung đầu tư cải tạo, mở rộng trường học đồng thời phân tuyến hợp lý, giảm tình trạng quá tải học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hà Đông, xác định việc giảm sĩ số học sinh/lớp theo đúng mức quy định của điều lệ trường học, bảo đảm quyền lợi của học sinh, các đơn vị, địa phương đã và đang tập trung nguồn lực để bổ sung trường, lớp học, tạo sự đồng đều về quy mô và bảo đảm chất lượng giáo dục. Đặc biệt, trước bối cảnh số lượng học sinh tăng nhanh, quận Hà Đông xác định việc giảm sĩ số học sinh/lớp được thực hiện theo lộ trình cùng với việc tăng cường đầu tư xây dựng trường, lớp học, ưu tiên nơi đông dân cư.
Cụ thể, theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông, năm học 2020-2021 để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, quận đã xây dựng thêm 5 trường học ở các phường, cải tạo 7 đơn nguyên ở các khu đô thị. Trước đó, mỗi năm, quận cũng xây dựng thêm nhiều trường từ mầm non đến THCS.
Còn theo lãnh đạo quận Ba Đình, quận đã chỉ đạo các đơn vị rà soát số học sinh trong độ tuổi, lưu ý đến những nơi thường có số học sinh học trái tuyến cao; tổ chức phân tuyến tuyển sinh phù hợp để hạn chế hiện tượng chênh lệch quy mô học sinh giữa các trường.
Trước mắt, năm học 2020-2021, quy mô tuyển sinh của trường THCS Giảng Võ sẽ giảm 2 lớp so với năm học trước và sẽ giảm dần theo lộ trình cùng với việc tăng cường đầu tư bổ sung trường, lớp tại khu vực này. Ngoài ra, quận đang cải tạo, xây mới 16 trường học, góp phần đáp ứng chỗ học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy, học ở những trường còn khó khăn về tuyển sinh.
Yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm công tác tuyển sinh, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, năm học 2020-2021, các đơn vị phải tổ chức phân tuyến khoa học, hạn chế tối đa việc nhận học sinh trái tuyến, đồng thời quan tâm đầu tư toàn diện để tạo sự đồng đều về quy mô, chất lượng giáo dục giữa các trường.
“Nhằm giảm dần sĩ số học sinh/lớp ở một số nơi, Sở đề nghị các địa phương quan tâm, tạo điều kiện phát triển hệ thống trường ngoài công lập về mọi mặt, trong đó có công tác tuyển sinh để vừa đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh, vừa giảm áp lực cho các trường công lập. Các phòng GD&ĐT cần chủ động tham mưu với chính quyền tăng cường đầu tư mở rộng trường, lớp, xây dựng thêm nhiều trường chuẩn quốc gia”, ông Dũng yêu cầu.
Tin liên quan
Hà Nội sẽ thi vào lớp 10 trong tháng 6/2022
16:56 | 31/03/2022 Sự kiện - Vấn đề
Thí sinh diện xét đặc cách tốt nghiệp có nhiều cơ hội xét tuyển vào đại học
19:44 | 09/08/2021 Sự kiện - Vấn đề
Các trường linh hoạt phương án tổ chức thi năng khiếu
10:01 | 18/07/2021 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK