Tương lai nào cho sách điện tử?
Theo báo cáo của Cục Xuất bản, trong 6 tháng đầu năm 2019 có 17.111 xuất bản phẩm với hơn 250 triệu bản được nộp lưu chiểu, tăng 6,9% về xuất bản phẩm và tăng tới 43,6% về số bản được phát hành so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, sách điện tử (e-book) lại đang "đóng băng". Tâm lý độc giả vẫn ưa chuộng sách giấy hơn sách điện tử là có thật. Thế nhưng, ở thời đại công nghệ số mà sách điện tử không có cơ hội phát triển thì cũng là một điều đáng băn khoăn.
Hiện nay cả nước có 5 nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản và phát hành sách điện tử. Thống kế hai năm 2017-2018, mỗi năm chỉ có khoảng 200 xuất bản phẩm điện tử nộp lưu chiểu so với khoảng 30.000 bản sách in. Theo đại diện Nhà xuất bản Trẻ, sau 10 năm hình thành thì thị trường sách điện có vẻ đã lắng xuống, có không ít công ty đã từ giã cuộc chơi. Tuy nhiên, sách điện tử là xu hướng tất yếu của thời đại. các nhà quản lý nên sớm có chiến lược quốc gia về xuất bản và phát hành sách số.
Bây giờ, các thiết bị số như điện thoại thông minh và máy tính bảng đã phổ biến khắp nơi. Vậy mà, trớ trêu thay, các thiết bị số chỉ dùng để tham gia tương tác trên mạng xã hội hoặc xem Youtube. Người yêu sách thì mua sách giấy, còn người thường xuyên gắn bó thiết bị số thì lại ít nhu cầu đọc sách điện tử. Nghịch lý này cần được lý giải ra sao? Người trẻ đang làm chủ công nghệ, nhưng sách điện tử lại không hấp dẫn vì tồn tại nhiều hạn chế như mỗi cuốn sách chỉ giống như một tệp tin trên máy tính, không thể trưng bày trên tủ sách cá nhân, không thể chia sẻ cho người khác như sách giấy. Chính yếu tố ít giá trị sở hữu tài sản như sách giấy, người mua sách điện tử có cảm giác như đang thuê sách, sách điện tử rẻ tiền hơn mà cũng không có tính năng để khai thác. Ưu điểm duy nhất của sách điện tử là gọn nhẹ và có khả năng phóng to các văn bản khi đọc.
Làm sao để sách điện tử hấp dẫn hơn với người đọc? Trước mắt, cần cải thiện kỹ thuật làm sách điện tử sao cho người đọc có nhiều trải nghiệm hơn. Ví dụ, cung cấp ứng dụng để người đọc có thể làm các thao tác tương tự sách giấy là ghi chú bên lề hoặc gạch chân, tô đậm những dòng chữ mà họ cảm thấy quan trọng hoặc cảm thấy thích thú. Quan trọng hơn, sách điện tử phải tạo được sự khác biệt so với sách giấy, chứ không thể chỉ tồn tại như một phiên bản không thể cầm nắm của sách giấy. Sách điện tử sẽ quyến rũ độc giả khi đưa ra một một hình thức mới mẻ hơn, chẳng hạn sự biến hóa của màu sắc theo từng chương hoặc tích hợp âm thanh kiểu sách nói.
Tương lai của sách điện tử chỉ mở ra khi mỗi tác phẩm là một dịch vụ độc đáo mà sách giấy không có.
Tin liên quan
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam phải đi trong nhóm đầu về công nghiệp công nghệ số
20:02 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
07:59 | 21/12/2020 Góc nhìn văn hóa
Tìm kiếm tài năng trẻ cho kịch nói
14:40 | 20/12/2020 Góc nhìn văn hóa
Người thật ngoài đời và nhân vật trong phim
09:00 | 29/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Quyền lực của người hâm mộ
13:00 | 14/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Nhu cầu sách giáo khoa sau bão lụt
10:00 | 07/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Bài toán kép quản lý mạng xã hội
09:56 | 30/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Tiếng Việt rất cần nền tảng lớp 1
09:32 | 16/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ai được quyền tước danh hiệu người đẹp?
09:00 | 10/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ngoại binh cho phim Việt
13:00 | 03/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Game show thoái trào do đâu?
09:02 | 25/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Tìm nguồn kịch bản cho điện ảnh
08:00 | 20/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Ngậm ngùi sân khấu phương Nam
14:06 | 19/08/2020 Góc nhìn văn hóa
Diễn viên thử sức điện ảnh quốc tế
10:00 | 08/08/2020 Góc nhìn văn hóa
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics