Tự chữa bệnh bằng thuốc lá nam: Tiền mất, mạng... lâm nguy
Thuốc nam không rõ nguồn gốc được quảng cáo tràn lan trên các trang mạng xã hội. Ảnh ĐH |
Tử vong vì tự dùng thuốc của bà lang
Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng, các bệnh viện liên tục đưa ra khuyến cáo người dân về hậu quả của việc sử dụng lá thuốc nam không rõ nguồn gốc nhưng vì tin lời quảng cáo trên mạng xã hội hay truyền miệng mà nhiều người đã sử dụng các sản phẩm lá thuốc nam không rõ nguồn gốc hoặc của những “ông lang, bà lang” không có chuyên môn dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Gần đây Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca tai nạn thương tâm. Cháu bé 9 tháng tuổi không thể qua khỏi do bị sốc nhiễm khuẩn, ngừng tuần hoàn trên đường được chuyển đến bệnh viện này. Nguyên nhân, bé chỉ bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân nhưng gia đình chủ quan không đưa tới bệnh viện điều trị mà đắp thuốc của một bà lang ở gần nhà.
Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng nhiễm trùng nặng vết bỏng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng do đắp lá thuốc điều trị nhưng vẫn còn rất nhiều người quá tin tưởng vào tác dụng kỳ diệu của phương pháp này. Thực tế, có những bệnh nhân sau khi đắp lá, vùng bỏng hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài, để lại nhiều di chứng cho người bệnh.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng thông tin, một bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Sóc Sơn (Hà Nội) do tin lời quảng cáo nên đã mua thuốc nam về uống với mong muốn có con trai. Sau một thời gian uống loại thuốc này, men gan của bệnh nhân đã cao gấp 20 lần so với người bình thường. Theo bác sĩ Vũ Minh Đức, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, men gan tăng khoảng 2,5-3 lần so với bình thường đã là nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân này tăng gấp 20 lần rất nguy hiểm, song do được phát hiện và điều trị kịp thời nên sức khỏe đã ổn định.
Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa những bệnh như: Tiểu đường, sỏi thân… Bác sĩ Đức khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc, xuất xứ bởi nếu thuốc có thành phần độc hại sẽ làm tổn thương gan, thận và có thể gây suy gan, suy thận, thậm chí gây tử vong.
Mạng xã hội đã tiếp sức cho những ông lang, bà lang "rởm"
Từ những vụ việc thương tâm có thể thấy, việc người bệnh tự ý điều trị bằng thuốc nam của những “ông lang, bà lang” không có chuyên môn đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình.
Thông tin về vấn đề này, lãnh đạo Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, Cục đã tiếp nhận nhiều phản ánh của các cơ quan truyền thông, báo chí về các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền, kinh doanh dược cổ truyền và quảng cáo sai sự thật về khám chữa bệnh y học cổ truyền trên mạng, cụ thể là các ứng dụng YouTube, Facebook… tại các địa phương. Bản thân Google cũng có các chính sách hạn chế quảng cáo thuốc theo đơn, thuốc không kê đơn, thuật ngữ thuốc và chất không được chấp thuận, cùng các hạn chế khác. Tuy nhiên, hiện tại, các quảng cáo đang gây khó chịu cho người dùng Việt lại hướng đến các bài thuốc gia truyền, Đông y..., khiến thuật toán của Google khó phát hiện.
Nói về biện pháp quản lí cấp phép hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền cho biết, Bộ Y tế sẽ rà soát tổng thể các vấn đề về cấp phép, hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Cụ thể, với người đã được cấp phép hành nghề, phải bổ sung, cập nhật chuyên môn; quá trình hành nghề nếu có sai sót, cơ sở quản lý ở địa phương chịu trách nhiệm. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, chất lượng dược liệu. Cùng với đó, tăng cường thanh, kiểm tra lĩnh vực y dược cổ truyền tư nhân, đảm bảo thuốc Đông y phải phát triển dựa trên khoa học bằng chứng.
Ông Đậu Xuân Cảnh, nguyên Giám đốc Học viên Y dược cổ truyền cho rằng, cần phải tăng cường kiểm soát các hoạt động quảng là thuốc nam. “Việc quảng cáo quá mức, không đúng sự thật hay quảng cáo những bài thuốc chưa được kiểm đụng không chỉ gây nguy hiểm cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến ngành Đông y, ảnh hưởng đến các thầy thuốc và sự tin tưởng của người dân đối với thuốc Đông y”, ông Cảnh nhấn mạnh.
Theo ông Cảnh, các sản phẩm thuốc Đông y cần được quản lý, quảng cáo theo quy định. Các cơ quan có thẩm quyền cần giám sát các hoạt động này để người dân không hoang mang khi nghe quảng cáo mà không biết đâu là thật, đâu là giả.
Ông Cảnh cũng khuyến cáo, dù tác dụng điều trị bệnh của thuốc nam là không thể phủ nhận, song các bệnh mạn tính không thể chữa khỏi bằng thuốc nam. Vì vậy, người dân không nên chạy theo quảng cáo thần thánh hóa thuốc nam. Đặc biệt, với các sản phẩm thuốc nam không rõ nguồn gốc, sản phẩm trôi nổi, quảng cáo tràn lan trên mạng, người dân tuyệt đối không nên sử dụng vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh nên đi khám ở các cở sở uy tín, được Bộ Y tế cấp phép để được các bác sỹ theo dõi tình trạng bệnh. Đồng thời, sau khi điều trị, các triệu chứng đã ổn định, người bệnh cần thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Việc người dân tìm đến "ông lang, bà lang" để chữa bệnh một phần vì người bệnh ở xa cơ sở y tế, một phần cũng vì thủ tục khám chữa bệnh ở nhiều cơ sở y tế vẫn phức tạp, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ chưa được tận tình khiến người bệnh còn thiếu niềm tin đến khám chữa.
Tin liên quan
GE HealthCare hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế nâng cao năng lực y tế
16:59 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
Phát hiện gần 180 kg pháo hoa trên xe than đá
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics