![]() | Bị phạt 100 triệu đồng vì nhập khẩu hoá chất vi phạm |
![]() | Nhiều vướng mắc khi Nghị định về nhập khẩu hóa chất có hiệu lực |
![]() |
Ảnh minh họa: ST |
Việc nhập khẩu hóa chất tăng cao đã được các doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá sẽ góp phần làm tăng giá thành ở một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực, dẫn đến giảm sức cạnh tranh cho hàng Việt. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp “than thở”, muốn tìm nguồn hóa chất nội địa để giảm chi phí vận tải và chủ động hơn trong sản xuất nhưng chưa thể tìm được hoặc chất lượng không phù hợp nên buộc phải tìm nguồn nhập khẩu.
Hồi tháng 6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 726/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 với quan điểm phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp hóa chất. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 là nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước bình quân các sản phẩm hóa dầu lên 40%, hoạt chất bảo vệ thực vật lên 30%, hóa chất cơ bản lên 70%, cao su kỹ thuật lên 40%, ắc quy lên 75%…
Chính vì thế, việc giải bài toán về sản xuất, cung ứng hóa chất trong nước là vấn đề cần sự vào cuộc của nhiều bên để đạt được các mục tiêu Thủ tướng đặt ra. Thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là còn yếu về công nghệ, thiếu nguồn lực thực hiện… nên cần cải thiện để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các cơ quan chức năng cần đưa ra một chính sách tổng thể và cụ thể để phát triển công nghiệp hoá chất, định hướng một số lĩnh vực ưu tiên và có tính chiến lược, kèm theo cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm hoá chất nhằm đảm bảo nguồn cung tối thiểu cho thị trường.
Bình Nam