Truyền thông Ả-rập: Việt Nam là kỳ tích châu Á mới
Ngay sau khi ca đầu tiên trên thế giới mắc Covid-19 được công bố, Việt Nam đã cảnh giác và kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong do mắc Covid-19 của Việt Nam ở mức thấp nhất trên thế giới, khoảng một người chết trên một triệu người.
Việc ngăn chặn dịch bệnh thành công đã cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động thương mại và nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm nay.
Nhiều tờ báo của Ả-rập đã lấy lại bài viết “Liệu Việt Nam có phải là kỳ tích Châu Á tiếp theo?" của tờ The New York Times (Mỹ) và đăng tải bằng tiếng Ả-rập. Bài báo phân tích việc ngăn chặn đại dịch đã cho phép Việt Nam mở cửa nền kinh tế trở lại và hiện được dự báo sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay.
Bởi trong khi nhiều quốc gia phải chịu thất bại kinh tế lớn và phải vay từ Quỹ tiền tệ quốc tế thì nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ 3% hàng năm và có lẽ đáng ngạc nhiên hơn là tăng trưởng được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục bất chấp sự sụp đổ của thương mại toàn cầu.
Trên thực tế, Việt Nam đã nỗ lực để đạt được sự phát triển này trong một thời gian dài và đã thoát nghèo nhờ mở cửa thương mại và đầu tư, trở thành một trung tâm sức mạnh. Những kỳ tích châu Á đầu tiên mà Việt Nam đạt được là mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20%, tương đương gấp đôi mức trung bình ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình vào thời điểm đó. Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong 3 thập kỷ.
Việt Nam phân bổ nguồn lực để chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu, bằng cách xây dựng đường xá và cảng, xây dựng trường học để đào tạo nhân lực và Chính phủ cũng đầu tư khoảng 8% GDP hàng năm vào các dự án xây dựng mới. Việt Nam hiện nay đạt điểm cao nhất về chất lượng cơ sở hạ tầng của bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn phát triển tương tự.
Trong năm năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trung bình hơn 6% GDP của Việt Nam, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Hầu hết các khoản đầu tư này đều hướng tới việc xây dựng các cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan. Những phép lạ cũ giúp xây dựng những điều mới ở Việt Nam.
Việt Nam vươn mình tới thịnh vượng
Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các công ty sản xuất hàng xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở Việt Nam đã tăng gấp 5 lần kể từ cuối những năm 1980, đạt gần 3.000 USD/người. Lực lượng lao động có trình độ này đang giúp Việt Nam leo lên "đỉnh của kim tự tháp", có lẽ nhanh hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong việc sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Công nghệ đã giúp quần áo và dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong năm 2015 và chiếm phần lớn thặng dư thương mại kỷ lục của năm nay.
Trong kỷ nguyên chủ nghĩa bảo hộ, Việt Nam đã ký kết hơn một chục hiệp định thương mại tự do trong đó có hiệp định lịch sử vừa được ký kết với Liên minh châu Âu. Trong 5 năm qua, không có quốc gia lớn nào tăng gấp đôi tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu nhiều hơn Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thành công với việc thông qua các chính sách kinh tế cởi mở và quản lý tài chính hợp lý.
Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cho đến nay. Quả thực, con đường phát triển nào cũng có rủi ro, nhưng Việt Nam hiện tại như một kỳ tích của một thời đại đã qua, đang vươn mình tới thịnh vượng tương lai./.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics