Trình Chính phủ Nghị định về cơ chế thử nghiệm Fintech trong quý 4
Fintech tại Việt Nam chưa phát triển bằng các nước ASEAN | |
FinTech- hy vọng cho các doanh nghiệp thời Covid-19 | |
Kiến nghị cơ chế pháp lý thoáng hơn cho fintech |
Fintech mạng lại triển vọng phục hồi cho các doanh nghiệp hậu Covid-19. |
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.
Công nghệ tài chính (viết tắt là Fintech) là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay ngang hàng, quản lý tài sản... nhằm mang tới cho khách hàng các dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống. |
Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá xây dựng Nghị định, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Chính phủ trong quý 4/2021.
Trước đó, vào tháng 6/2021, đại diện NHNN cho biết cơ quan này đang tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ, trong đó, tập trung triển khai Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, theo NHNN, các công ty Fintech tại Việt Nam vẫn đang hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, trong khi hoạt động của các công ty Fintech đều gắn với lĩnh vực hoạt động kinh doanh có điều kiện là hoạt động tài chính – ngân hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro với tất cả các bên liên quan, từ doanh nghiệp, đối tác đến cơ quan quản lý.
Trong các lựa chọn chính sách đối với quản lý Fintech, cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát (Regulatory Sandbox) đang là lựa chọn ưu tiên của nhiều quốc gia ủng hộ cho sự phát triển của Fintech. Hiện Sandbox đã được hơn 60 quốc gia trên thế giới áp dụng. Tại khu vực Đông Nam Á, đã có 4 quốc gia xây dựng cơ chế Sandbox là Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Theo khảo sát của Tập đoàn United Overseas Bank Limited (UOB), các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam vẫn chưa phát triển bằng các nước ASEAN khác trong khu vực. 28% công ty Fintech sẽ chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở, so với tỷ lệ 13% công ty sẽ chọn Việt Nam. Singapore hiện là trung tâm Fintech khu vực, với 45% số doanh nghiệp đặt trụ sở và chiếm 51% tổng vốn đầu tư vào Fintech tại ASEAN.
Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, cơ quan quản lý cần quan tâm xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý hoạt động của Fintech. Bởi lỗ hổng về pháp lý sẽ tạo ra nhiều rủi ro, biến tướng một số hình thức của Fintech hoặc tín dụng đen "núp bóng" loại hình P2P, gây hậu quả nghiêm trọng cho các thành phần kinh tế.
Tin liên quan
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK