Triển vọng tươi sáng với doanh nghiệp xuất khẩu
Doanh nghiệp lạc quan về triển vọng năm 2022 | |
Thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới phía Bắc | |
Làm gì để doanh nghiệp xuất nhập khẩu bứt phá doanh thu? |
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 3/2022. Ảnh: H.Dịu |
Đơn hàng dồi dào
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trong 2 năm qua, nhưng đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tình hình xuất khẩu của Hapro đầu Xuân Nhâm Dần 2022 đã có những tín hiệu khả quan, báo hiệu một năm có nhiều khởi sắc. Công ty đã chủ động tìm kiếm, ký kết các hợp đồng và tiến hành xuất khẩu các container hàng xuất khẩu từ đầu năm mới. Số lượng các mặt hàng được Hapro xuất khẩu khai xuân đạt gần 70 container 20 feet gồm các mặt hàng như gạo, thủ công mỹ nghệ... cho các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc…
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kỳ vọng, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trưởng tốt, trong đó mặt hàng chủ lực tôm sẽ tiếp tục tạo dấu ấn tốt trong năm 2022. Xuất khẩu rau quả cũng đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu 3,8-4 tỷ USD. Ngành dệt may phấn đấu mục tiêu xuất khẩu theo 3 kịch bản tùy tình hình dịch bệnh, nhưng ít nhất cũng phải đạt 38 tỷ USD và cao nhất là 43,5 tỷ USD… |
Đại diện Hapro cho hay, từ năm 2021, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh chưa được kiểm soát, nhờ chiến lược tái cơ cấu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hướng tinh giản, an toàn và hiệu quả, kết hợp các phương thức giao thương trực tuyến nhằm tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, các sản phẩm của Hapro đã hiện diện và quảng bá với bạn hàng quốc tế tại gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm hàng nông sản thực phẩm, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ...
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2022 ước đạt 30,845 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu gần 1,4 tỷ USD. Đặc biệt, trong tháng 1/2022, có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu như linh kiện điện tử, hàng dệt may, gỗ và các sản phẩm gỗ, giày dép các loại...
Đà tăng trưởng này đến từ việc các doanh nghiệp đều có đơn hàng dồi dào. Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê về xu hướng sản xuất kinh doanh hàng quý của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho biết, 83,2% doanh nghiệp dự báo tăng số lượng đơn đặt hàng mới quý 1/2022, chỉ 16,8% dự báo giảm.
Cụ thể, với doanh nghiệp ngành dệt may, lượng đơn hàng thậm chí đã có đến tận quý 3/2022. Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV 76 - Z76 (Bộ Quốc phòng) cho biết, doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến quý 3/2022. Thậm chí, theo các doanh nghiệp, một số mặt hàng trống đơn hàng trong năm 2021 nhưng nay đã có đơn đặt hàng đến hết quý 3/2022. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu khác như giày dép, điện tử, sắt thép... cũng xác nhận đã ký kết đơn hàng xuất khẩu cho quý 1/2022…
Chinh phục thị trường, đón đầu cơ hội
Trong năm 2021, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải không ít khó khăn, không chỉ vì tình hình dịch bệnh phải giãn cách xã hội, một số thị trường gây khó khăn, mà còn bị ảnh hưởng khi cước phí vận tải tăng cao, biến động giá xăng dầu, các biện pháp phòng vệ thương mại… Bước sang năm 2022, những khó khăn được dự báo vẫn còn tiếp diễn và khó đoán trước, có thể “ăn mòn” lợi nhuận của các doanh nghiệp dù đơn hàng dồi dào.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu chia sẻ, đơn hàng dồi dào nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn do thiếu lực lượng lao động, thiếu nguyên phụ liệu sản xuất, giá cước vận tải đã tăng 30-40% so với trước cùng hàng loạt phụ phí nên chi phí sản xuất bị đội lên rất nhiều, trong khi giá bán không tăng theo là bao nhiêu, hoặc phải giữ nguyên để giữ uy tín với đối tác. Do đó, không ít doanh nghiệp cho biết phải chấp nhận duy trì lợi nhuận thấp để có thể sản xuất liền mạch, tiến tới khôi phục dần dần và phát triển hơn trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nông sản vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi như chưa đạt chất lượng nên chỉ có thể xuất khẩu tiểu ngạch, dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào chính sách xuất nhập khẩu của thị trường đối tác. Cùng với đó là tình trạng mất thương hiệu, mất bản quyền vào "đối thủ" cạnh tranh nước khác...
Mặc dù như vậy, nhưng cơ hội vẫn đang mở ra với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, việc tận dụng những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa là điều quan trọng. Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy những nỗ lực mở cửa thị trường thông qua đàm phán thương mại song phương và đa phương của Chính phủ nhằm tháo gỡ các rào cản, minh bạch hóa các tiêu chuẩn, quy định tại thị trường đối tác giúp xuất khẩu đã có sự tăng trưởng cân đối hơn, không chỉ về quy mô chiều rộng mà hướng tới cả về chiều sâu.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện đã tiếp cận được các khu vực thị trường được coi là “khó tính” nhất trên thế giới. Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã đánh giá, Việt Nam và các quốc gia châu Á tiếp tục là địa chỉ nhận nhiều đơn hàng trong năm 2022 do sản xuất phục hồi trở lại và cầu tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... gia tăng.
Có thể thấy, các doanh nghiệp đều đặt nhiều kỳ vọng vào hoạt động xuất khẩu dù đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để những con số tăng trưởng được cao hơn nữa, theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, bắt nhịp với xu thế của thị trường, đẩy mạnh chuyển đổi số, gia tăng năng lực và khả năng cạnh tranh… Đây là những hướng phát triển dài hạn, cần cái nhìn dài hạn của mỗi doanh nghiệp, để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics