Trầy trật gỡ “thẻ vàng” hải sản
Lên “dây cót” gỡ “thẻ vàng” ngay từ đầu năm | |
Xuất khẩu thủy sản lấy đà hướng tới 10 tỷ USD | |
Việt Nam tiếp tục nỗ lực gỡ "thẻ vàng” của EC | |
EC kiểm tra lần 2 khắc phục "thẻ vàng" hải sản từ ngày 5/11 |
Nếu không có sự cải thiện đáng kể, không gỡ được thẻ vàng, thậm chí Việt Nam còn có thể bị lên "thẻ đỏ" trong lần thanh tra kế tiếp của EC. Ảnh: S.T. |
XK giảm mạnh vì “thẻ vàng”
Tháng 10/2017, EC đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam XK vào thị trường EU vì chưa tuân thủ các quy định về chống khai thác IUU. Việc này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt bởi đây là thị trường XK thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam (luôn chiếm trên 17% tổng kim ngạch XK trong nhiều năm qua). Quyết định cảnh báo "thẻ vàng" của EC được công khai trên các website đã và đang làm mất uy tín nghiêm trọng với hải sản Việt Nam, qua đó gia tăng nguy cơ bị Mỹ và những thị trường tiềm năng khác có hành động tương tự.
Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Hiện, các lô hàng hải sản của Việt Nam xuất sang EU bị giữ lại kiểm tra 100% với thời gian khoảng 3-4 tuần mỗi container. Ngoài chi phí kiểm tra nguồn gốc xuất xứ khoảng 500 Bảng Anh/container, DN còn phải chịu nhiều lệ phí cũng như mất uy tín với phía khách hàng do chậm giao sản phẩm.
Sau 2 năm EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với hải sản khai thác của Việt Nam, XK hải sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2018 chỉ đạt 390 triệu USD, đã giảm 6,5% và tiếp tục chững lại trong năm 2019. Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường NK hải sản Việt Nam, sau “thẻ vàng”, thị trường EU đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỷ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%.
Thời gian qua, dù có nhiều nỗ lực để khắc phục các khuyến nghị của EC nhằm tiến tới tháo gỡ “thẻ vàng” cho hải sản XK, song kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi, còn không ít hạn chế. Điển hình như, công tác truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng được yêu cầu của EC về kiểm soát theo chuỗi tính hợp pháp của sản phẩm xuất sang thị trường EU. Trong năm 2019, các nước đề nghị xác minh 44 trường hợp về các thông tin liên quan đến việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác vào thị trường EU. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam để NK sản phẩm thủy sản còn yếu, chưa thực hiện được các quy định tại Điều 70, Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản. Cơ chế kiểm soát hiện nay chưa đảm bảo được nguồn gốc hợp pháp của một phần lớn sản phẩm chế biến ở Việt Nam.
Tổng cục Thủy sản thông tin thêm: Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài chưa có dấu hiệu giảm, tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong năm 2019 xảy ra 138 vụ/220 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, trong đó các lực lượng chức năng đã xác định có 93 vụ/144 tàu cá bị bắt giữ, xử lý do vi phạm vùng biển của các nước trong khu vực. Trong khi đó, việc áp dụng quy định xử phạt hành chính mới trong lĩnh vực thủy sản đối với các trường hợp vi phạm vùng biển nước ngoài còn hạn chế (mới xử được 1 trường hợp). Việc áp dụng hình thức xử lý đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài chưa thống nhất giữa các địa phương.
“Đây là một trong những tồn tại chính mà phía EC chưa thể gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho Việt Nam hoặc thậm chí bị nâng lên cảnh báo “thẻ đỏ” trong đợt thanh tra lần tiếp theo nếu tình hình chưa có sự cải thiện”, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh.
Triệt để ngăn chặn tàu cá vi phạm
Theo kế hoạch từ ngày 25/5 đến 5/6 tới, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC (DG-Mare) tiếp tục sang Việt Nam kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.
Hiện nay, qua công tác nắm tình hình của các bộ, ngành liên quan cho thấy: Đang có nhiều thông tin ngoài nước từ các tổ chức quốc tế liên quan và nước thứ ba cạnh tranh với Việt Nam XK sản phẩm thủy sản vào thị trường EU tác động bất lợi đến nỗ lực của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng”, gây sức ép với phía EC không gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho Việt Nam hoặc thậm chí đề nghị nâng lên cảnh báo “thẻ đỏ”. Lý do đưa ra là Việt Nam chậm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các quy định quốc tế về chống khai thác IUU.
Bộ NN&PTNT nhận định, thời gian tới, một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đó là phải chấm dứt tàu cá vi phạm bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, đồng thời phải tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế mà Đoàn Thanh tra của EC đã chỉ ra qua đợt kiểm tra lần thứ 2 tại Việt Nam.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương ven biển triệt để ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác IUU, đặc biệt là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Luật đã quy định rõ ràng phải kiên quyết thực hiện. “Tại sao lãnh đạo các tỉnh không nhìn lại là vì sao trong số 28 tỉnh, thành ven biển chỉ còn vài tỉnh, thành còn xảy ra vi phạm, trong đó có tỉnh mình?”, Bộ trưởng Cường đặt câu hỏi.
Ngoài ra, vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp cũng yêu cầu các địa phương tập trung khắc phục các tồn tại trong công tác kiểm soát tàu cá ra, vào cảng, đảm bảo kiểm soát 100% sản lượng cập bến tại các cảng cá chỉ định và thu hồi 100% nhật ký khai thác của các tàu cá cập cảng để lên cá, truy xuất nguồn gốc thuỷ sản xuất sang thị trường EU…
Ngày 23/10/2017, EC có thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác XK của Việt Nam vào thị trường EU với lý do Việt Nam chưa kiểm soát được đội tàu dẫn đến tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài gia tăng và chưa kiểm soát được tính hợp pháp sản phẩm hải sản từ khai thác XK sang thị trường EU. Đồng thời, EC đưa ra các khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017 đến 23/4/2018) về chống khai thác IUU. Tháng 5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về biển và thuỷ sản của EC sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Phía EC tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị đề nghị Việt Nam tiếp tục khắc phục để chống khai thác IUU gồm: Khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác. Tiếp đó, từ ngày 5 đến 14/11/2019, Đoàn thanh tra của Tổng vụ các vấn đề và biển và thuỷ sản của EC tiếp tục đến Việt Nam kiểm tra lần 2 việc thực hiện các khuyến nghị liên quan đến hoạt động chống khai thác IUU. Kết quả, Việt Nam có thêm 6 tháng để xem xét gỡ "thẻ vàng”. |
Tin liên quan
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics