Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Áp dụng tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cơ chế “mở” có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích. Đây là cơ hội phát triển thị trường, gia tăng xuất khẩu mà Chính phủ và các bộ, ngành tạo thuận lợi cho DN…
Doanh nghiệp có mã số REX được EU ưu đãi thuế. |
Theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang DN (hoặc nhà nhập khẩu). DN (hoặc nhà nhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.
Việt Nam đang tham gia áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong 3 FTA: Là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Đơn cử, EVFTA áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với DN xuất khẩu được cấp mã số REX - DN có mã số REX sẽ được tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình trên chứng từ thương mại. Cơ quan hải quan căn cứ mã số REX của DN, kiểm tra trên trang điện tử của EU và hồ sơ hải quan để xác định xuất xứ hàng hóa. Theo đó, đối với các lô hàng từ Việt Nam xuất khẩu vào EU có giá trị không quá 6.000 Euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau đó, thương nhân có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu lên trang web: www.ecosys.gov.vn.
Bộ Công Thương cũng đang dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Theo đó, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Vương quốc Anh được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA nếu DN có chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương.
Thay đổi phương thức quản lý
Bên cạnh thuận lợi, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy, các cơ quan chức năng đã khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp để được hưởng ưu đãi thuế quan. Trong đó, nhiều vụ việc DN Việt Nam (bao gồm cả DN FDI) nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất; chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất; lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định, nhưng khai xuất xứ Việt Nam hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu.
Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ tránh gian lận xuất xứ hàng hóa. |
Nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan phải thay đổi phương thức quản lý so với cách thức kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) truyền thống, chủ yếu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để không làm tăng thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, kéo dài thời gian thông quan mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ như kiểm tra, điều tra, xác minh làm rõ đối với các trường hợp gian lận, giả mạo C/O.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức, phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực của Bộ cấp C/O ưu đãi theo các FTA. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị duy nhất ngoài ra được ủy quyền cấp C/O không ưu đãi và C/O form A hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Có hai chiều trong hoạt động cấp C/O đó là, phải phòng, chống gian lận xuất xứ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để DN được hưởng ưu đãi, tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Thực tiễn mục tiêu quản lý có 2 chiều như vậy nên các cơ quan quản lý xây dựng Danh mục cảnh báo các mặt hàng rủi ro. Đây là hoạt động tăng cường công tác cảnh báo của Bộ Công Thương, triển khai thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Với danh mục này, cơ quan quản lý sẽ chú trọng, thậm chí phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi cấp C/O.
Với vấn đề phân luồng trong cấp C/O, ngay từ năm 2018, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định rõ DN đáp ứng tiêu chí nào thì vào luồng Xanh; doanh nghiệp có nguy cơ như thế nào thì vào luồng Đỏ... Từ đó, tăng cường quản lý nhưng vẫn không gây khó khăn cho DN.
Công tác tham mưu phát huy hiệu quả trong đấu tranh chống gian lận xuất xứ (HQ Online) - Việc tham mưu, đề xuất các giải pháp kịp thời đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng ... |
Thuế quan đối với hàng hóa không thể hiện xuất xứ trên bao bì (HQ Online) - Cục Hải quan TPHCM cho rằng, nhập khẩu hàng hóa không thể hiện xuất xứ trên sản phẩm là vi phạm quy ... |
Hải quan Cao Bằng "soi" gian lận xuất xứ một số mặt hàng trọng điểm (HQ Online) - Cục Hải quan Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp ... |
Tin liên quan
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Saigon Co.op thêm một điểm thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu
16:02 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chống buôn lậu, gian lận xuất xứ trong thực thi các FTA
10:29 | 15/11/2024 An ninh XNK
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics