Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
Tàu chở hàng hóa XNK cập cảng Chu Lai. Ảnh minh họa: ST |
Dự phòng từ sớm, từ xa
Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin Đài Loan (Trung Quốc) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng xi măng và clinker có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể mặt hàng bị điều tra là xi măng và clinker được phân loại theo mã hàng hóa nhập khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) 2523.29.90.00.2 và 2523.10.90.00.3. Bên yêu cầu điều tra là Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Đài Loan (Trung Quốc). Nguyên đơn nêu tên 7 doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoài 7 doanh nghiệp này, còn có các doanh nghiệp khác cũng xuất khẩu mặt hàng bị điều tra sang Đài Loan (Trung Quốc). Thời kỳ điều tra bán phá giá từ ngày 1/7/2023 đến 30/6/2024 với biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 16,99%.
Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu. |
Trước sự việc này, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần nghiên cứu kỹ hồ sơ yêu cầu, thông báo khởi xướng và các hướng dẫn, quy định liên quan. Đồng thời gửi mẫu xác nhận theo đúng nội dung và thời hạn quy định; đồng thời hợp tác đầy đủ, toàn diện để trả lời bản câu hỏi điều tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
Trong các vụ kiện phòng vệ thương mại, Hoa Kỳ là nước điều tra, áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hoa Kỳ hiện là nước đứng đầu trên thế giới về việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và cũng là nước điều tra, áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đến nay, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra 64 vụ trên tổng vụ việc nước ngoài điều tra với Việt Nam (chiếm 25%), gồm: 28 vụ việc chống bán phá giá, 11 vụ việc chống trợ cấp, 22 vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại và 3 vụ việc tự vệ.
Để có kết quả tốt nhất, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi bị Hoa Kỳ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cần chủ động xây dựng đề xuất nước thay thế (trong hay ngoài danh sách của DOC) và nguồn dữ liệu thay thế phù hợp cho từng hạng mục chi phí ngay khi có thông tin về vụ việc. Doanh nghiệp có thể chủ động liên hệ và tham khảo thông tin từ các hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành, các hiệp hội nước ngoài hoặc quốc tế liên quan đến sản phẩm bị điều tra, nhà nhập khẩu; tham khảo kinh nghiệm của các hiệp hội, doanh nghiệp có mức thuế thấp để tìm kiếm và xác định nước và nguồn dữ liệu thay thế công khai, phù hợp với các tiêu chí của DOC, phù hợp với giai đoạn điều tra. Xây dựng bản lập luận và gửi đề xuất nước và giá trị thay thế đúng thời gian quy định; đồng thời hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc.
Bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
Bộ Công Thương cho biết, tính đến tháng 6/2024, Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường với đa dạng các mặt hàng. Ngoài ra, cơ quan điều tra nước ngoài thường xuyên rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại với quy trình và các yêu cầu rất phức tạp.
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương cũng đã cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đến tháng 6 và gửi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng thông tin cảnh báo về nguy cơ các nước điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mới đây nhất là cảnh báo Liên minh Châu Âu (EU) dự kiến điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng xuất khẩu của Việt Nam. Công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại đã mang lại kết quả tích cực. Nhiều vụ việc các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Việt Nam luôn chủ động vận dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu ồ ạt, cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. Liên tiếp từ đầu tháng 8/2024, Cục Phòng vệ thương mại ra thông báo điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm nhập khẩu như: điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme xuất xứ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc… Cuối tháng 7/2024, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc; quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc…
Theo các chuyên gia, một trong những tác dụng lớn của biện pháp phòng vệ thương mại là giúp tạo lập lại môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng; ngăn chặn hành vi bán phá giá và hành vi bán hàng vào Việt Nam được nước xuất khẩu trợ cấp.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics