Trả vốn và trách nhiệm
Ngăn chặn doanh nghiệp vi phạm trốn tránh trách nhiệm | |
Giải ngân vốn đầu tư công: Quy trách nhiệm cụ thể trong việc chậm trễ |
Theo thống kê đến ngày 30/11 có tới 8 bộ, ngành đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn, với tổng số vốn đề nghị là 3.678,5 tỷ đồng (không bao gồm hơn 250 tỷ đồng của Bộ TN&MT; 50 tỷ đồng của Bộ Y tế đã được chấp thuận điều chỉnh giảm trước đó); 35/59 địa phương đề nghị giảm là 8.804,5 tỷ đồng. Đây là những con số đáng lo ngại cho kết quả đầu tư công năm 2022.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công có nghĩa tiến độ dự án bị chậm lại, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế địa phương và của cả nước. Kéo theo đó là ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động, an sinh xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, chậm giải ngân nguồn vốn nước ngoài còn làm tăng chi phí vay vốn, thậm chí là dẫn tới tranh chấp pháp lý với nhiều phiền phức, tốn kém.
Nguyên nhân của vấn đề trên được các cơ quan, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chuẩn bị đầu tư các dự án của các bộ, ngành, địa phương rất sơ sài. Đó là chưa hoàn thiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án còn nhiều vướng mắc, chậm giải phóng mặt bằng, chậm đấu thầu, vướng trong thực hiện hợp đồng với nhà thầu dẫn đến không có khối lượng hoàn thành để giải ngân, hoặc có nhưng chưa được kiểm soát chi, có nơi đã kiểm soát chi nhưng chưa được tập hợp để gửi hồ sơ rút vốn.
Nhìn thẳng thực tế, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn đầu tư công nguồn nước ngoài có phần trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong công tác xây dựng dự toán và giao dự toán đã không thực sự chắc chắn.
Thực tế là, việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn nước ngoài đều dựa trên đề xuất của các địa phương, bộ, ngành trình lên. Do đó, khi xây dựng kế hoạch đầu tư không sát thực tế, không đảm bảo sự chắc chắn là nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư công được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương là chỉ tiêu pháp lệnh. Do đó, việc không hoàn thành chỉ tiêu này thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài đối với các đơn vị xin trả lại vốn đầu tư này, có như vậy mới gắn được trách nhiệm của cụ thể trong việc sử dụng nguồn vốn quan trọng này.
Nền kinh tế nước ta đã có đà phục hồi tốt thời hậu đại dịch, tuy nhiên hiện nay nền kinh tế cũng đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức. Một trong 3 động lực để nền kinh tế có đà tăng trưởng như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định là đầu tư (bên cạnh xuất khẩu và tiêu dùng). Do đó, vấn đề giải ngân đầu tư công trong đó có giải ngân nguồn vốn có nguồn vay nước ngoài này là điều rất quan trọng cần sớm được xử lý, tháo gỡ.
Tin liên quan
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch
20:54 | 03/12/2024 Tài chính
Trong chặng "nước rút" giải ngân vốn đầu tư công
09:41 | 12/11/2024 Tài chính
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics