TPHCM: Sản phẩm nông nghiệp chủ lực cũng khó đầu ra
Nông sản giới thiệu tại Hội chợ Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM do ITPC tổ chức. Ảnh: N.Hiền |
Nhọc nhằn đầu ra
Mới đây, UBND TPHCM đã phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn thành phố đến năm 2020. Trong đó, thành phố sẽ phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được xác định và lựa chọn bao gồm: rau, hoa cây kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá cảnh. Đây là nhóm sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thành phố và có xu hướng phát triển ổn định, có tiềm năng mở rộng thị trường vừa sản phẩm tiêu dùng, vừa sản xuất giống chất lượng cao cung ứng cho thành phố và các tỉnh.
Ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC đánh giá, trong bối cảnh TPHCM đang tập trung, ưu tiên phát triển một nền nông nghiệp đô thị chất lượng cao, việc phát triển các sản phẩm chủ lực này là một hướng đi mang tính chất dài hạn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là trực tiếp giúp nông dân làm giàu bền vững.
Thế nhưng, thực tế, nhiều doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã đang trực tiếp nuôi, trồng, chế biến các sản phẩm chủ lực nêu trên vẫn gặp những khó khăn nhất định, trong đó khó khăn về đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp luôn là nỗi trăn trở của các hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể, tình hình tiêu thụ rau, củ, quả trên địa bàn thành phố tiêu thụ qua thương lái chiếm tỷ lệ trên 42% sản lượng sản xuất. Giá bán sản phẩm theo giá thị trường trong ngày, người sản xuất không chủ động giá bán. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố về rau là rất lớn, nhưng sản xuất rau tại thành phố chỉ đáp ứng 33,3% nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Tủi, Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân TPHCM cũng cho hay, việc phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TPHCM đang có những khó khăn. Tuy thành phố đang ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế sản phẩm rất lớn, nhưng quỹ đất canh tác ít, chủ yếu là các nông hộ nhỏ lẻ, nên chi phí đầu tư cho việc canh tác ứng dụng công nghệ cao sẽ rất cao. Hiện các nông hộ và tổ hợp tác chỉ liên kết với nhau về kỹ thuật chưa liên kết về mặt buôn bán và chất lượng sản phẩm.
Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người sản xuất chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận và chất lượng theo yêu cầu nhà phân phối. Đồng thời với quy mô nhỏ lẻ rất khó để đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối. Bên cạnh đó do chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển, phương thức thanh toán chưa hợp lý gây khó cho người sản xuất.
Hợp tác xã, doanh nghiệp cần làm gì?
Trước những khó khăn như trên, các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng việc đề ra các giải pháp giúp tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là rất cần thiết và cấp bách, giúp cho người nông dân, trang trại, hợp tác xã, các nhà sản xuất có thể tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng thông qua hệ thống các kênh tiêu thụ hiện đại, các nhà phân phối lớn có uy tín của thành phố. Qua đó giảm bớt các khâu trung gian tiêu thụ, giúp người sản xuất yên tâm về giá cả, giúp nhà phân phối kiểm soát được chất lượng và giá mua đầu vào, từ đó giúp bình ổn giá cả thị trường.
Ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng bộ phận thu mua nông sản Saigon Co.op cho biết, tính đến năm 2019 mới chỉ có hơn 17 hợp đồng thương mại giữa Saigon Co.op ký với các hợp tác xã, doanh nghiệp TP.HCM để tạo nguồn hàng ổn định cho thị trường thành phố. Việc hợp tác hiện còn một số hạn chế, khó khăn như: Sản phẩm nông nghiệp thường bị ảnh hưởng yếu tố thời vụ, thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa các hợp tác xã, doanh nghiệp không đủ sản lượng cung ứng; các hợp tác xã, doanh nghiệp còn chậm trong việc tiếp cận, tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu sản phẩm mới, sơ chế sản phẩm, đóng gói, các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ bán hàng.
Do đó, ông Trường đề xuất các hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi trồng ngoài việc chọn lọc sản phẩm đầu tư theo xu hướng tiêu dùng, nên phân khu vực nuôi trồng ra thành vườn nhỏ để kinh doanh cho kênh siêu thị, khắc phục tình trạng yêu cầu siêu thị thu mua cả vườn với sản lượng lớn một lần, chưa phù hợp với nhu cầu của kênh phân phối lẻ. Các hợp tác xã, doanh nghiệp cũng cần có cam kết về lượng và bảo đảm chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không thu gom các nguồn hàng không đạt tiêu chuẩn hoặc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, áp dụng kỹ thuật công nghệ, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm, mặt khác đáp ứng nguồn hàng ổn định vào mùa mưa.
Các hợp tác xã cũng cần có sự liên kết với các vùng trồng để xác định khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, chạy theo thị trường dẫn đến “được mùa mất giá” gây thiệt hại cho các hợp tác xã, hộ nông dân.
Ông Tsan A Sìn, Phó Giám đốc Trung tâm Thương mại Bình Điền cũng cho hay mặt hàng nông sản thực phẩm có xuất xứ từ TP.HCM vào chợ Bình Điền vẫn còn rất thấp so với quy mô sản xuất, nuôi trồng của thành phố. Theo ông Tsan A Sìn, thị trường TPHCM tiêu thụ và có mạng lưới phân phối lại cho các tỉnh, thành khác trong cả nước và xuất khẩu, nên phải xác định đây là một thị trường khó tính, có sức cạnh tranh và yêu cầu cao về tiêu thụ.
Để chiếm thị phần mang tính ổn định, phát triển, ông Tsan A Sìn đề nghị chất lượng hàng hóa phải đạt chuẩn, đảm bảo các quy định của cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm, nên cần có sự xác nhận của cơ quan chức năng địa phương liên quan để đảm bảo chất lượng nguồn gốc xuất xứ. Điều này sẽ làm gia tăng giá trị tăng thêm cho sản phẩm.
Ông Tsan A Sìn khẳng định nông sản đi vào các chợ đầu mối thật sự không quá khó. Vấn đề là sự minh bạch về thông tin trong sản xuất, chất lượng tốt, số lượng phải đảm bảo, nguồn cung ứng phải đầy đủ và ổn định. Do đó việc thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất quy mô lớn, theo mô hình liên kết chuỗi… cần được hộ nông dân, hợp tác xã và địa phương quan tâm.
Sau hội thảo "Hiện trạng và giải pháp phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP.HCM", ITPC và Hội Nông dân TP.HCM sẽ tổ chức liên tục 5 lớp tập huấn (100 người/lớp) về “Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp chủ lực” cho hội viên Hội Nông dân thành phố và các quận – huyện, nông dân sản xuất giỏi, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại có quy mô lớn thuộc huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận 12, quận 9, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp hợp tác với các nhà cung cấp giao hàng xuyên Tết
14:19 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op thêm một điểm thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu
16:02 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op mở rộng xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ
12:14 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics