TP Hồ Chí Minh tiếp tục lo thiếu giáo viên
Mầm non, một trong những bậc học tại TPHCM khó tuyển dụng giáo viên. Ảnh: T.D. |
Nhiều chính sách thu hút giáo viên
Năm học 2019-2020 là năm thứ hai TPHCM triển khai thực hiện việc tuyển dụng giáo viên không có hộ khẩu thành phố, đồng thời áp dụng thêm nhiều chính sách ưu đãi về tiền lương cho giáo viên mầm non với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Đây là những chính sách nhằm thu hút giáo viên, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục thành phố.
Theo ông Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM, việc bỏ hộ khẩu trong tuyển dụng viên chức ngành giáo dục đã giúp nâng cao tính cạnh tranh trong xét tuyển, nguồn tuyển được mở rộng, có thể tuyển được nhiều người giỏi, đây là lợi ích rõ nét nhất. Các giáo viên ngoại tỉnh được tuyển dụng vào công tác tại ngành giáo dục thành phố phải bảo đảm đạt chuẩn và các điều kiện theo quy định, được kiểm tra năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế không phải lo ngại về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ giáo viên với giáo viên gốc thành phố.
Năm học 2018-2019 vừa qua, ứng viên không có hộ khẩu TPHCM được tuyển dụng chiếm tỉ lệ khoảng 40%. Năm học 2019-2020 tiếp tục thực hiện việc bỏ điều kiện hộ khẩu TPHCM trong tuyển dụng viên chức nên số lượng ứng viên dự tuyển tăng đột biến với hơn 1.700 hồ sơ, trong khi nhu cầu tuyển dụng chỉ có 469 viên chức.
Bên cạnh đó, TPHCM cũng giao quyền tự chủ tuyển dụng nhân sự cho một số đơn vị quận, huyện. Trong năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT tiếp tục phân cấp tổ chức tuyển dụng viên chức với 22 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, bao gồm một số đơn vị như: Trường mầm non thành phố, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM… Riêng ở khối THPT, năm học này việc phân cấp tuyển dụng viên chức vẫn chỉ thực hiện ở 2 trường là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa.
Ngoài ra, từ năm 2015, Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp cùng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai Chương trình nhà ở cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong ngành được tiếp cận cơ hội sở hữu nhà, ổn định đời sống, an tâm công tác. Giáo viên được ngân hàng cho vay ưu đãi trong 20 năm để mua các dự án nhà ở.
Đối tượng chủ yếu có nhu cầu cấp bách về nhà ở chính là giáo viên ngoại tỉnh (không có hộ khẩu thường trú tại TPHCM). Với chương trình này, ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản sẽ cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục thành phố vay 20 - 30% giá trị căn nhà với lãi suất thấp. Gói tín dụng hỗ trợ tài chính của chương trình này cho phép giáo viên vay 15 năm với lãi suất không quá 6%, được ân hạn thêm 5 năm; miễn phí khi trả nợ trước thời hạn. Mặt khác, giáo viên, nhân viên còn được vay từ nguồn quỹ xã hội của TPHCM để mua nhà, mức vay có thể lên đến 900 triệu đồng/người, điều kiện người vay chưa từng đứng sở hữu bất kỳ nhà nào.
Thiếu nguồn tuyển
Mặc dù TPHCM đã có nhiều chính sách đãi ngộ đối với độ ngũ giáo viên, tuy nhiên với số lượng học sinh trên địa bàn TPHCM luôn tăng theo cơ học, đặc biệt ở bậc mầm non và tiểu học, kéo theo việc tuyển dụng viên chức của nhiều đơn vị gặp khó khăn, cung không đủ cầu và tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên vẫn tái diễn.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2018-2019, toàn thành phố có 27.300 giáo viên mầm non, trong đó số giáo viên biên chế là 10.374 người, chiếm tỷ lệ 38%, còn lại 62% giáo viên theo diện hợp đồng lao động. Đối với nhóm nhà trẻ, tỷ lệ giáo viên trên một lớp hiện mới đạt tỷ lệ 1,9 giáo viên trên nhóm lớp; đối với mẫu giáo là 1,8 giáo viên trên lớp, thấp hơn rất nhiều so với quy định của Bộ GD-ĐT.
Trong khi, năm học 2019-2020, dự kiến toàn thành phố sẽ có trên 1,7 triệu học sinh các cấp, tăng 75.434 học sinh. Con số này cao hơn số học sinh tăng của năm học 2018-2019 là gần 9.000 học sinh. Trong đó, tăng nhiều nhất là bậc THCS, với gần 26.500 học sinh, kế đến là tiểu học tăng hơn 21.700 học sinh, tiếp đó là THPT và bậc mầm non. Điều này kéo theo áp lực tuyển dụng giáo viên vô cùng lớn đối với các đơn vị giáo dục của thành phố.
Cụ thể, năm học 2019-2020, quận Gò Vấp cần bổ sung thêm 184 giáo viên, trong đó chỉ riêng bậc tiểu học thiếu 84 giáo viên (chiếm 45% tổng nhu cầu giáo viên cần tuyển mới). Tại quận Thủ Đức, năm học này cần bổ sung thêm 93 giáo viên tiểu học, chiếm hơn 58% tổng nhu cầu tuyển dụng. Tại quận 9, năm học này cũng cần bổ sung thêm 125 giáo viên và 48 nhân viên. Đặc biệt, quận Bình Tân cần tuyển mới 152 giáo viên tiểu học và 112 giáo viên THCS.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện một số quận, huyện chưa tuyển đủ giáo viên. Cụ thể, theo kết quả tuyển dụng viên chức năm học 2019-2020 của Phòng GD-ĐT quận 3, ở bậc mầm non có 16 ứng viên trúng tuyển, thiếu 1 người so với nhu cầu (cần tuyển 17 giáo viên). Tương tự, ở bậc tiểu học, nhu cầu tuyển dụng 30 giáo viên nhưng chỉ có 22 ứng viên trúng tuyển, ở bậc THCS chỉ có 19 ứng viên trúng tuyển trên tổng nhu cầu tuyển dụng 28 giáo viên. Tại quận 9, do chưa nhận đủ hồ sơ ứng viên như chỉ tiêu nên đơn vị này đã phát đi văn bản gia hạn thời gian đăng ký dự tuyển giáo viên kéo dài đến hết ngày 5/8, tăng thêm 6 ngày so với kế hoạch ban đầu…
Lý giải nguyên nhân trong việc khó tuyển dụng viên chức, nhiều cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, mặc dù TPHCM đã có nhiều chế độ, chính sách thu hút giáo viên, nhưng nhìn chung mặt bằng thu nhập của giáo viên ở trường công vẫn chưa cạnh tranh nổi với trường tư.
Bà Trần Bích Ngọc, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 7, bày tỏ: “Nếu không có các chính sách đặc thù về thu nhập dành cho giáo viên ở bậc học mầm non và tiểu học, địa phương sẽ rất khó tuyển dụng giáo viên, bởi công việc đòi hỏi cường độ lao động cao (10 - 12 giờ lao động trên ngày), áp lực và trách nhiệm chưa tương xứng với thu nhập”.
Nếu thực sự không có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, căn cơ và lâu dài, khả năng tình trạng thiếu giáo viên tại TPHCM vẫn kéo dài. |
Tin liên quan
TPHCM phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng
00:07 | 01/01/2025 Tài chính
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
TPHCM lần đầu tiên thu ngân sách đạt hơn 500.000 tỷ đồng
14:18 | 31/12/2024 Tài chính
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics