TP Hồ Chí Minh hành động để phục hồi, phát triển kinh tế
Các gói hỗ trợ của Chính phủ sẽ là “đòn bẩy” quan trọng giúp DN phục hồi sản xuất. Ảnh: D.T |
Kinh tế TPHCM bứt phá
Tại Tọa đàm "Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TPHCM" do báo Người Lao Động tổ chức vào cuối tuần qua, đánh giá khái quát về hàng loạt giải pháp hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn bình thường mới vừa được ban hành, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, từ 1/10/2021, Chính phủ đã chuyển hướng từ "zero Covid" sang thích ứng, sống chung với dịch. Đây được coi là sự tiếp sức quan trọng để TPHCM tự tin xây dựng chương trình hồi phục này.
Về công cụ hồi phục kinh tế, TS. Trần Du Lịch cho rằng, TPHCM nhận thức được rằng đầu tiên là cần tạo môi trường thể chế tốt nhất để nền kinh tế hấp thụ được vốn. Theo đó, phải cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tháo điểm nghẽn để hấp thụ nguồn vốn đầu tư công và vốn tư nhân. "Rất mừng là ở phiên họp bất thường của Quốc hội, việc thông qua 1 luật sửa 9 luật đã gỡ được những vấn đề quan trọng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp"- ông Trần Du Lịch khẳng định.
Một nội dung khác nhận được sự đồng tình của các chuyên gia kinh tế, đó là TPHCM là nơi "đứt gãy" nặng nề nhất sau đại dịch nên cần tập trung các nguồn lực cho Thành phố phục hồi. TPHCM không chỉ đặt vấn đề phục hồi nguyên trạng mà còn tận dụng thời cơ để tái cơ cấu, đột phá cao hơn. Những điểm nghẽn về cơ chế cần được tháo bỏ để kinh tế TPHCM có thể hấp thụ được vốn; cần để thành phố sử dụng công cụ đầu tư công để kích thích tổng cầu, xử lý bất cập hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Nên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ có dòng vốn, phát huy vai trò hạt nhân của TPHCM, tiến hành nhanh đường vành đai 3, 4 để phát triển vùng đô thị…
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế TPHCM cho biết, Nghị quyết 11/2022/NQ-CP có ý nghĩa rất quan trọng khi đã phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng bộ, ngành để thực hiện có hiệu quả và đưa Nghị quyết 43/2022/QH15 vào cuộc sống. Riêng TPHCM, chương trình hồi phục kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 cũng đã được xây dựng. Năm 2022 TPHCM quyết tâm lấy lại những gì đã mất để bằng với năm 2020. Muốn trở lại được đòi hỏi TPHCM phải tăng trưởng 6,5% và tiếp tục giai đoạn 2023 - 2025 TPHCM dự kiến tăng trưởng trên 8%. Đặc biệt, thực hiện quyết tâm này, TPHCM còn được tiếp sức thêm bởi Nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể đối với tiến trình vực dậy và tạo sức bật cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, để thực hiện được quyết tâm, TPHCM cần ban hành, hình thành thêm các tổ công tác, tổ chỉ đạo để kết nối, tiếp cận được Nghị quyết 11 của Chính phủ dành cho TPHCM với tỷ trọng cao nhất. Đặc biệt, năm 2021, trong khó khăn nhưng TPHCM vẫn thu ngân sách 383.000 tỷ đồng, đóng góp cho Trung ương trên 300.000 tỷ đồng.
Triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng
Việc quan trọng hàng đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 còn chưa được kiểm soát triệt để là phải xây dựng được kế hoạch thích ứng an toàn, thích nghi với mọi tình huống dịch bệnh phát sinh phức tạp hơn. TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện chủ đề của năm là thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chính quyền đô thị hiệu quả, đồng hành cùng doanh nghiệp. Tất cả những chủ đề đó để làm sao tiếp cận, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Đặc biệt, triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng.
TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh 5 giải pháp quan trọng trong chương trình phục hồi và phát triển nền kinh tế, đó là: Mở cửa kinh tế quốc tế; bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc và quan tâm đến đối tượng yếu thế trước biến động của kinh tế; duy trì sinh kế bằng cách thực hiện giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có động lực phục hồi nền kinh tế; nâng cấp hạ tầng thông qua đẩy mạnh hàng loạt dự án đầu tư công để thúc đẩy phát triển tăng trưởng trong ngắn hạn, tạo đà cho phát triển dài hạn. Cuối cùng là tăng cường thể chế. Theo TS. Vũ Tiến Lộc, gói hỗ trợ quy mô 350.000 tỷ đồng chính là chất "kích hoạt" cho 5 giải pháp nêu trên.
Để giải ngân gói 350.000 tỷ đồng một cách hiệu quả nhất, PSG.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, tính đồng bộ là quan trọng nhất. Cụ thể là nhận thức phải thống nhất về dịch bệnh, phương pháp ứng phó với dịch bệnh, cách triển khai, hành động cũng phải thống nhất, tức là từ nhận thức tới thực tiễn hành động phải thống nhất. Đi liền với đó, cần có giải pháp tháo gỡ các "điểm nghẽn" để khai thông đường dẫn nguồn lực, hấp thụ được gói hỗ trợ kinh tế.
Đưa ra giải pháp cụ thể, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, với gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, người dân, người lao động, doanh nghiệp TPHCM phải được tiếp cận được với mức cao nhất. Tổ công tác kết nối cung cầu vốn sẽ giúp người lao động, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chính sách, trước mắt là chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Việc quan trọng nhất với TP HCM trong giai đoạn hiện nay là phải nỗ lực khôi phục được tất cả các hoạt động kinh tế có đóng góp lớn, quan trọng vào GRDP, chẳng hạn du lịch, dịch vụ... Trong đó, chú trọng các chính sách hỗ trợ, tiếp sức cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp thế mạnh để hồi phục nhanh chóng. Việc sớm khôi phục đường bay quốc tế song song với kiểm soát dịch bệnh hiệu quả có ý nghĩa lớn trong việc thu hút khách du lịch đến với TP HCM.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Để triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ, cần thực hiện 3 nội dung sau: Thứ nhất, Chính phủ nên ban hành Chương trình phòng chống dịch, cập nhật Nghị quyết 128, vì hiện tại các địa phương đang chờ đợi chương trình phòng chống dịch bài bản hơn, trong đó chú trọng nâng cao năng lực y tế. Theo khảo sát của chúng tôi, rất nhiều bệnh viện công thiếu trang thiết bị y tế, kể cả thuốc cũng khan hiếm, do những chương trình thanh tra, kiểm tra nên việc mua sắm, thiết bị y tế rất thiếu. Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương cần triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ, Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022-2025 nhưng cần một vài cập nhật, điều chỉnh, sau khi Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết 11 vừa qua. Thứ ba, đây là cơ hội vàng để đẩy nhanh cải cách thể chế, nhất là môi trường đầu tư, kinh doanh. Cơ hội rất tốt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khi có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam sau những năm qua, vì vậy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là rất quan trọng. TS. Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM: Việc duy trì cầu nội địa là một trong những giải pháp mấu chốt hiện nay để hồi phục kinh tế nên trong thời gian tới TPHCM sẽ tập trung kích cầu. Bên cạnh đó, trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ công khai cụ thể nguồn lực này. Theo đó, nhu cầu đầu tư ước 800.000 tỷ đồng, nhưng thành phố chỉ có 142.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngân sách Trung ương giao và cố gắng huy động nguồn lực khoảng 350.000 tỷ đồng. Nguồn lực dành cho đầu tư rất lớn nhưng nguồn lực chi cho đầu tư khiêm tốn nên cần phải tháo gỡ cơ chế, chính sách. TPHCM đã được tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách từ 18% lên 21% trong 2022 nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về đầu tư hạ tầng, y tế cơ sở, chăm lo cho người lao động. |
Tin liên quan
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
10:02 | 05/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng đầu tư concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Hải quan TPHCM quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm 2025 đạt kết quả cao nhất
Lô 500 xe Wuling Bingo đầu tiên đã được TMT Motors giao đến khách hàng
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics