Tối ưu hóa chuỗi cung ứng để xóa bỏ tình trạng “được mùa mất giá”
Cần xây dựng được chuỗi cung ứng hiệu quả cho các sản phẩm của ĐBSCL để thoát cảnh "được mùa mất giá" |
Liên kết và phát triển là nhu cầu cấp thiết
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Ngành nông nghiệp hiện đứng trước 3 biến đổi lớn: Biến đổi khí hậu, biến đổi thị trường và biến đổi xu thế tiêu dùng. Nền kinh tế xanh đang phủ bóng thế giới, trong khi đó, nông nghiệp Việt Nam đang loay hoay ở tư duy sản lượng nhưng đánh đổi nhiều chi phí cao. Nền nông nghiệp của chúng ta xưa nay thiên về sản xuất, năng suất, sản lượng, quan tâm nhiều đến kế hoạch đầu vào, chứ chưa chú trọng kết nối đầu ra, tìm kiếm thị trường, nên vẫn còn phải giải cứu. Bây giờ, cần cung ứng cái thị trường cần, sản lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, tiêu chuẩn, giao hàng ra sao,… Cần bắt đầu từ đầu ra để quyết định đầu vào, cần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Doanh nghiệp là người gần gũi thị trường nhất sẽ tường tận nhiều nội dung, thông tin về tiếp cận thị trường. Chuyển từ theo đuổi giá sang vừa tạo ra giá trị gia tăng vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường. Bài toán kinh tế hợp tác giúp giảm chi phí đầu vào. Lâu nay, tư duy trúng mùa, được giá chứ ít nhắc tới việc giảm chi phí đầu vào bao nhiêu. Phải thống kê, phân tích chi tiết tất cả các chi phí, để từ đó thay đổi suy nghĩ và hành vi. Đầu ra không quyết định được, thì ít nhất phải tăng thêm sự chủ động đối với các yếu tố đầu vào. H.H (ghi) |
Từ năm 2012, TPHCM và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã triển khai chương trình kết nối cung cầu hàng hóa bình ổn thị trường. Tuy nhiên, tình trạng chuỗi cung ứng bị đứt gãy nghiêm trọng trong thời gian dịch bệnh vừa qua đã cho thấy mối liên kết tiêu thụ hàng hóa vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn.
Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang đánh giá, mối quan hệ giữa TPHCM và ĐBSCL là mối quan hệ cộng sinh. Khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, ĐBSCL không tiêu thụ được nông sản, trong khi TPHCM không có nguồn cung, người dân phải mua hàng với giá cao đột biến. Tương tự, khi hàng trăm ngàn lao động rời khỏi TPHCM, các địa phương đối mặt với gánh nặng an sinh xã hội do không giải quyết được việc làm, trong khi các nhà máy tại TPHCM rơi vào cảnh thiếu lao động nghiêm trọng…
Ở góc độ của DN phân phối hàng hóa, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op chỉ ra 2 chuỗi đứt gãy trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Đó là sự đứt gãy chuỗi liên kết giữa các địa phương với nhau và đứt gãy trong chuỗi giá trị sản phẩm, cụ thể là không thể cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất.
Từ thực tế đó, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định liên kết và phát triển là nhu cầu cấp thiết của TPHCM và các tỉnh, thành ĐBSCL trong phát triển kinh tế vùng trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay. Theo đó, TPHCM đã phân công các sở, ban ngành cùng phối hợp với các tỉnh, thành ĐBSCL để thường xuyên trao đổi thông tin, liên kết, phối hợp một cách chặt chẽ nhất. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM chịu trách nhiệm phối hợp triển khai các giải pháp liên kết, phát triển phục hồi kinh tế trong giai đoạn bình thường mới; Sở Công Thương TPHCM chịu trách nhiệm phối hợp triển khai các giải pháp đảm bảo chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa cho toàn vùng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chịu trách nhiệm phối hợp triển khai các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp cho khu vực ĐBSCL...
Giải bài toán về giá nông sản
ĐBSCL hiện là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, cung cấp trên 50% sản lượng lúa duy trì an ninh lương thực trong nước, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây các loại. Đối với hoạt động xuất khẩu, khu vực này cũng đóng góp 95% lượng gạo và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, người nông dân tại đây luôn phải đối mặt với tình trạng thu nhập thấp và bấp bênh do rủi ro “được mùa mất giá”. Theo các chuyên gia, mấu chốt của vấn đề này nằm ở chính mức chi phí vận chuyển, lưu thông hàng hóa quá lớn, làm đội giá thành của sản phẩm lên cao.
Theo quan điểm của ông Đỗ Hòa, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Tinh hoa Quản trị thì chuỗi cung ứng chính là nền móng để tạo nên mối liên kết bền vững giữa ĐBSCL và TPHCM. Với kinh nghiệm 10 năm phụ trách thị trường vùng gồm 10 nước ASEAN, Australia và New Zealand, ông Đỗ Hòa cho biết, để các tập đoàn nước ngoài kinh doanh thành công và kết nối với nhiều quốc gia, bên cạnh yếu tố thương hiệu thì bí quyết nằm ở chính chuỗi cung ứng. Nếu chuỗi cung ứng không hiệu quả thì không thể nào tổ chức phân phối, bán hàng và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được. Bởi chất lượng có thể được điều chỉnh trong nhà máy bằng cách thay công thức, thay quy trình chế biến, nhưng để có giá thành thật cạnh tranh trên thị trường thì đó là đóng góp của từng khâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng. “Khi có được mức giá thành cạnh tranh thì vấn đề đầu ra cho sản phẩm không còn là điều đáng lo ngại” – ông Đỗ Hòa chia sẻ.
Ông Đỗ Hoà, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Tinh hoa Quản trị: ĐBSCL cần định hình 2 chiến lược là chuỗi cung ứng để xuất khẩu và chuỗi cung ứng cho thị trường nội địa - cụ thể là kết nối giữa ĐBSCL với TPHCM. Trên cơ sở các chiến lược này thì các ngành hàng, các sản phẩm ở ĐBSCL mới được thiết kế thông qua chuỗi logistics. Thời gian qua, rất nhiều loại nguyên liệu thô, sơ chế có giá trị thấp được vận chuyển bằng đường bộ khiến chi phí tăng cao, không thể cạnh tranh được. Theo đó, cần có hệ thống logistics riêng cho hàng hóa, được kết hợp giữa đường sông, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển… Phần chuỗi cung ứng để xuất khẩu sẽ được kết nối để đi ra cửa biển, còn chuỗi cung ứng phục vụ thị trường nội địa thì kết nối giữa vùng nguyên liệu với thị trường tiêu thụ là TPHCM. |
Theo ông Hòa, hiện nay có 3 mô hình chuỗi cung cấp là mua đứt – bán đoạn, kiểm soát chuỗi cung cấp và liên kết chiến lược. Trong đó, mô hình mua đứt bán đoạn là mô hình phổ biến hiện nay, tuy nhiên, phương thức này không bền vững và dễ dẫn tới tình trạng “được mùa, mất giá”. Mô hình kiểm soát chuỗi cung cấp được các tập đoàn lớn sử dụng rất phổ biến nhưng lại khó áp dụng đối với các DN Việt Nam do phải đòi hỏi đầu tư lớn. Mô hình phù hợp nhất hiện nay là liên kết chiến lược, tức là các thành phần trong chuỗi cung ứng đầu tư lẫn vào nhau để ràng buộc nhau và tạo niềm tin với nhau. Mô hình này sẽ giúp các mắt xích trong chuỗi cung ứng có thể linh hoạt ứng biến khi xảy ra những tình huống bất ngờ như thời gian dịch bệnh vừa qua. Bên cạnh đó, những thông tin phản hồi từ thị trường cũng sẽ nhanh chóng được cập nhật trong toàn chuỗi để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
Trong khi đó, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đặt vấn đề về việc thành lập sàn giao dịch nông sản để giảm bớt khâu trung gian, tiết giảm chi phí. Theo đó, với thế mạnh lúa gạo, thủy sản, trái cây, ĐBSCL có thể hình thành những trung tâm chế biến để cung ứng cho TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ dựa trên mối quan hệ hợp tác, liên kết.
Ý kiến này của ông Phạm Thiện Nghĩa nhận được sự đồng tình của ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op với khẳng định sẵn sàng tham gia và sẽ đứng ra chủ trì sàn giao dịch nông sản tại khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là chưa có một nơi để tập trung nông sản, điều kiện lưu trữ của các địa phương cũng chưa tốt. Do đó, các địa phương tại ĐBSCL cần chủ động bắt tay với nhau để có sự thống nhất. Ngoài ra, các đơn vị bán lẻ lớn cũng cần ngồi lại với nhau theo tinh thần cùng nhau phát triển, thay vì cạnh tranh lẫn nhau như trước đây.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics