Facebook Twitter youtube Tiktok

Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp

(HQ Online) - Theo báo cáo của Chính phủ, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các địa phương.
Buôn lậu diễn biến phức tạp trên các tuyến, địa bàn Tội phạm ma túy trên không gian mạng diễn biến phức tạp Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quốc hội
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024.

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, năm 2024, công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục được tập trung cao độ. Các chỉ tiêu Quốc hội giao cơ bản được hoàn thành, một số chỉ tiêu đạt và vượt.

Tuy nhiên, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các địa phương.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới.

Tình hình tội phạm và tệ nạn về ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia, các tụ điểm ma túy; số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, xử lý nhiều hơn 2,49% chỉ tiêu.

Ảnh: Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. Ảnh: Quốc hội

Cũng tại phiên họp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã trình bày báo cáo tóm tắt Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Theo báo cáo, qua thanh tra phát hiện nhiều hành vi vi phạm, kiến nghị xử lý hành chính 7.629 tập thể và 8.714 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền 372 vụ việc.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, việc khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật còn chậm so với yêu cầu thực tiễn đặt ra; một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai thực hiện toàn diện.

Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm chậm được khắc phục; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn; giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn.

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị xử lý 392 người; chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền 25 vụ việc.

Kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 48.670,38 tỷ đồng.

Đối với việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, các Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an đã thụ lý điều tra 1.538 vụ án với 3.897 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã đề nghị truy tố 856 vụ án với 2.686 bị can­­.

Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã điều tra 23 vụ án với 70 bị can; đề nghị truy tố 11 vụ án với 57 bị can.

Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 1.186 vụ với 3.869 bị can, đã giải quyết 1.006 vụ với 3.242 bị can.

Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết sơ thẩm 1.154 vụ với 3.201 bị cáo về các tội phạm tham nhũng; Đã xét xử 917 vụ với 2.418 bị cáo.

Tổng số việc phải thi hành án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 12.877 việc, có điều kiện thi hành 10.944 việc, đã thi hành xong 9.211 việc.

Ảnh: Quốc hội
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: Quốc hội

Đánh giá chung, Tổng Thanh tra Chính phủ nêu rõ, năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thường xuyên được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tiêu cực.

Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Lợi dụng sơ hở pháp luật để tham nhũng, tiêu cực

Thẩm tra 2 báo cáo trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp trong năm 2024, dù đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp.

Nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản...

Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra.

Những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức...

Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Lực lượng Công an đã triển khai nhiều biện pháp để xử lý nhanh chóng những điểm nóng, nhóm tội phạm có tổ chức; phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp.

Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho biết, công tác này đã được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn.

Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Chất lượng của một số văn bản còn hạn chế, thiếu tính ổn định; vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, bất cập, không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo báo cáo, thực trạng này là một trong các yếu tố dẫn đến khó khăn trong thực thi pháp luật; cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm; đồng thời có thể dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng sơ hở của pháp luật để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, báo cáo của Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.

Ảnh: Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội

Về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tồn đọng, kéo dài hoặc vụ việc mới phát sinh, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm…

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn hạn chế. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng chưa chuyển biến.

Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ án tham nhũng chưa đạt yêu cầu; còn có vụ án phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm; nhiều vụ án phải tạm đình chỉ do phải chờ kết quả giám định, định giá.

Tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn tồn đọng lớn; nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu nhưng chưa được làm rõ về tình trạng pháp lý, gây khó khăn cho giai đoạn thi hành án...

Trên cơ sở kết quả điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến các lĩnh vực đăng kiểm; y tế; giáo dục; đấu thầu; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu… trong các năm 2023 và 2024, báo cáo thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn về nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, rút ra các bài học kinh nghiệm.

Từ đó chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự trong thời gian tới.

Hương Dịu

Tin liên quan

Nghi vấn nữ du khách nước ngoài nhập lậu vàng miếng về sân bay Nội Bài

Nghi vấn nữ du khách nước ngoài nhập lậu vàng miếng về sân bay Nội Bài

Lực lượng Hải quan và Công an vừa phát hiện vụ việc 1 nữ du khách người nước ngoài có hành vi vận chuyển 2 miếng kim loại nghi là vàng.
Bắt 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả

Bắt 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả

Cơ quan Công an khởi tố, bắt tạm giam 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Hải quan phát hiện, xử lý hơn 3.800 vụ vi phạm trong quý 1

Hải quan phát hiện, xử lý hơn 3.800 vụ vi phạm trong quý 1

Quý 1/2025, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.876 vụ vi phạm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024, theo thông tin từ Cục Hải quan ngày 4/4.
Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

Tính đến ngày 31/3/2025, toàn ngành Thuế đã xử lý 24.588 trường hợp vi phạm kinh doanh thương mại điện tử, trong đó doanh nghiệp là 124 và cá nhân là 24.464. Số thuế xử lý truy thu và phạt là 469 tỷ đồng.
2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Nhiều đơn vị thuộc Chi cục Hải quan khu vực II đã ban hành Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với giám đốc doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ.
Hải quan khu vực VIII: Liên tiếp bắt giữ thực phẩm đông lạnh không có nguồn gốc

Hải quan khu vực VIII: Liên tiếp bắt giữ thực phẩm đông lạnh không có nguồn gốc

Từ ngày 1/4 đến 9/4/20254, trong quá trình tuần tra kiểm soát, Tổ công tác thuộc Đội Kiểm soát Hải quan đã liên tiếp bắt giữ 1.120 kg nầm lợn đông lạnh, trứng gà non đông lạnh không có chứng từ hợp pháp trên địa bàn thành phố Móng Cái.
Quảng Ninh kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 tỉnh

Quảng Ninh kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 tỉnh

UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh). Chi cục Hải quan khu vực VIII là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
Các lực lượng "vào cuộc" chống giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam

Các lực lượng "vào cuộc" chống giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường biện pháp chống giả mạo hàng hóa xuất xứ Việt Nam.
Sát cánh chặn ma túy trên các tuyến biên giới

Sát cánh chặn ma túy trên các tuyến biên giới

Đó là quyết tâm của 4 lực lượng Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển và Hải quan được đưa ra tại Hội nghị giao ban giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy cấp Trung ương quý I/2025 vừa được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (đơn vị chủ trì) tổ chức.
Hải quan phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển gần 16 kg ma túy tổng hợp

Hải quan phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển gần 16 kg ma túy tổng hợp

Lực lượng Công an và Hải quan vừa phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển 15,8 kg ma túy tổng hợp.
Công ty Tây Đại Dương bị đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh do nợ thuế

Công ty Tây Đại Dương bị đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh do nợ thuế

Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan) vừa đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh) thực hiện biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM XNK Tây Đại Dương do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty Xuất nhập khẩu Phương Đức

Cưỡng chế thuế Công ty Xuất nhập khẩu Phương Đức

Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Phương Đức (tỉnh Bắc Giang) bị Chi cục Thuế khu vực VI cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản do nợ thuế.
Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Thực hiện chỉ đạo của Cục Hải quan về việc triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII (OMD VII), Chi cục Hải quan khu vực VIII đã chỉ đạo các đơn vị Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan triển khai thực hiện Chiến dịch.
Khởi tố 7 đối tượng trong vụ mua bán trái phép hàng nghìn hóa đơn

Khởi tố 7 đối tượng trong vụ mua bán trái phép hàng nghìn hóa đơn

Cơ quan Công an cáo buộc từ 2020 đến thời điểm bị khởi tố, Hoàng Thị Hải Yến và đồng phạm đã mua bán khống hàng nghìn hóa đơn giá trị gia tăng.
Hải quan An Giang chuyển cơ quan Công an điều tra nhiều vụ gian lận thuế

Hải quan An Giang chuyển cơ quan Công an điều tra nhiều vụ gian lận thuế

(HQ Online) - Nhiều vụ vi phạm pháp luật hải quan, gian lận thuế do Cục Hải quan An Giang phát hiện đã được đơn vị chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an điều tra theo thẩm quyền.
Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn

Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn

(HQ Online) - Từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2023, Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang và đồng phạm đã thành lập, sử dụng 41 công ty “ma”, bán trái phép 35.273 hóa đơn GTGT cho 6.476 doanh nghiệp.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Liên quan đến việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với mặt hàng khai báo là khô dầu đậu tương, dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, Cục Hải quan đã có hướng dẫn doanh nghiệp.
Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Chỉ một thời gian ngắn, Chi cục Thuế khu vực XII (CCT khu vực XII) đã kiện toàn, sắp xếp bộ máy, đảm bảo công tác quản lý thuế vận hành một cách thông suốt.
Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn vừa trao đổi kinh nghiệm về triển khai Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh.
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

Công tác quản lý đối với DN có giao dịch liên kết, ngăn ngừa hành vi chuyển giá để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm của ngành Thuế.
Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Theo thống kê của Cục Hải quan, quý 1, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ

Podcast chuyên đề đề cập đến những bước đi chủ động và đầy trách nhiệm của Việt Nam, đặc biệt là ngành Tài chính, nhằm ứng phó với sức ép tăng thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, hỗ trợ doanh nghiệp, giúp duy trì dòng chảy thương mại quốc tế.
(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp

Từ ngày 1/3/2025, cơ quan thuế được tổ chức theo mô hình quản lý 3 cấp gồm: Cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, 20 Chi cục Thuế khu vực và 350 Đội thuế liên huyện.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025

Quý I/2025, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51,17 tỷ USD.
Phiên bản di động