Tình trạng mua bán người có chiều hướng gia tăng
Ngày 14-7, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên Hợp quốc tại Việt Nam tổ chức buổi họp báo công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, 30-7 hằng năm.
Phát biểu tại họp báo, Đại tá Lê Văn Chương, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu Cảnh sát – Bộ Công an cho biết: “Theo báo cáo của các bộ ngành và địa phương giai đoạn 2011 – 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 2.200 vụ với hơn 3.300 đối tượng lừa bán khoảng 4.500 nạn nhân. So với giai đoạn trước tăng 11,6%. Tội phạm mua bán người xảy ra trên cả 63 địa phương, mua bán người không chỉ xảy ra ở phụ nữ và trẻ em mà còn ở đàn ông, mua bán trẻ sơ sinh, nội tạng, đẻ thuê. Thủ đoạn phổ biến của tội phạm mua bán người là lợi dụng những khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, sự mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin của người dân hoặc sơ hở trong thực hiện một số chính sách pháp luật để lừa bán ra nước ngoài lao động và cưỡng ép mại dâm. Đồng thời, các đối tượng mua bán người cũng lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý của gia đình, nhà trường để tiếp cận, rủ rê, lôi kéo các em nhất là học sinh, sinh viên đi du lịch, mua sắm, lao động với thu nhập cao rồi đưa ra nước ngoài bán”.
Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở cửa, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua lại biên giới và một số nước miễn thị thực để hình thành các đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép. Đối tượng phạm tội đa số là những người cơ hội, có tiền án tiền sự về mua bán người; một số người nước ngoài đến Việt Nam tham quan, du lịch, thực hiện các hợp đồng, dự án kinh tế rồi móc nối cấu kết với đối tượng cò mồi tại Việt Nam hình thành các đường dây mua bán người xuyên quốc gia. Một số người từng là nhạn nhân hoặc lấy chồng nước ngoài khi về quê trở thành thủ phạm dụ dỗ mua bán trẻ em, kể cả người thân trong gia đình. Một số người lợi dụng việc mua bán, làm ăn, qua lại biên giới kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới để tham gia hoạt động phạm tội.
Về nạn nhân, chủ yếu là người dân ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đa phần có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm, gặp nhiều chuyện éo le trong tình cảm, thiếu hiểu biết về xã hội, kỹ năng sống, nhẹ dạ cả tin hoặc những cô gái trẻ thích hưởng thụ, đua đòi nên tin theo lời hứa hẹn của đối tượng mua bán người.
Nguyên nhân cơ bản là do tình hình thế giới, khu vực tác động, do lợi nhuận thu được từ mua bán người, mất cân bằng về giới, phát triển của công nghệ thông tin và tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, phân hóa giàu nghèo, nhẹ dạ cả tin của người dân, việc thực hiện chính sách pháp luật cũng như quản lý nhà nước, xã hội ở một số lĩnh vực còn bất cập, sở hở để tội phạm lợi dụng.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã thu được một số kết quả nổi bật, trước hết là về chính sách, pháp luật và hợp tác quốc tế.
Cụ thể, Đại tá Lê Văn Chương cho biết: “Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt Luật Phòng chống mua bán người năm 2011 và có hiệu lực từ 1-1-2012. Sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự năm 2011 và đặc biệt là năm 2015 , trong đó sửa đổi cơ bản các tội phạm liên quan đến mua bán người; tham gia công ước, chương trình hàng động ASEAN về phòng chống mua bán người; từ năm 2004 đến nay ký biên bản ghi nhớ, tuyên bố chung và là thành viên tích cực trong các nước tiểu vùng sông Mê Kông về phòng chống mua bán người… Đồng thời, phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng nhiều chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng, tần xuất, phát sóng trên phương tiện thông tin đại chúng về phương thức thủ đoạn, chính sách pháp luật để người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa và tự ứng phó khi có nguy cơ”.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng Việt Nam cũng liên hệ với các tổ chức như Intepol, ASEAN, ASEANPOL trong việc trao đổi thông tin, lập đường đây nóng, duy trì giao ban và trao đổi các cấp nhằm kịp thời phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao tội phạm, giảm cứu phạm nhân.
Tin liên quan
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics