Tín hiệu tích cực cho chu kỳ phát triển đầy hứa hẹn
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng |
Ông đánh giá như thế nào về những tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm?
Từ năm 2023, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương hơn 5% so với năm 2022. Điều này cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam rất lớn. Từ nền tảng của năm 2023 như vậy thì không chỉ có chỉ số về sản xuất mà các chỉ số về thương mại, đầu tư của Việt Nam trong năm 2024 sẽ có nhiều phát triển. Đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chuẩn bị bước sang một chu kỳ phát triển mới đầy hứa hẹn. Khả năng Việt Nam sẽ đạt được tăng trưởng 6-6,5%, thậm chí còn cao hơn, là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đâu là những động lực cho nhận định về tăng trưởng trong năm nay, thưa ông?
Hiện Việt Nam đã đưa ra nhiều cải cách quan trọng. Chẳng hạn, việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản tích cực hơn; chính sách tiền lương, tăng lương cho đội ngũ viên chức cũng tạo kích cầu mạnh. Ngoài ra, các đối tác nước ngoài dù đặt ra nhiều tiêu chuẩn xanh hay tiêu chuẩn về phát thải ròng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị và có khả năng thích ứng được. Do đó, chắc chắn là trong thời gian này và thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ kết nối được nhiều đơn hàng, kết nối được nhiều đối tác để tạo động lực cho tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Mặt khác, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ năm 2023 đã ở mức cao, ước tính đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022, 2 tháng năm 2024 đã tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vì thế, năm 2024, FDI vào Việt Nam dự kiến sẽ đạt con số cao hơn năm trước, từ đó tạo tác động lan tỏa đến khối doanh nghiệp trong nước. Điều này có được là do môi trường đầu tư Việt Nam đang được kỳ vọng là có nhiều khả năng mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, chỉ qua 2 tháng đầu năm, các động lực kinh tế Việt Nam năm 2024 đã rất rõ ràng. Tôi cho rằng, tất cả động lực này sẽ tạo thành cỗ máy giúp nền kinh tế tăng trưởng vững vàng hơn trong các năm tiếp theo.
Trong các chỉ số kinh tế 2 tháng qua, Việt Nam xuất siêu hơn 4,7 tỷ USD. Tuy là dấu hiệu đáng mừng, nhưng theo ông, con số này cũng cần lưu ý gì?
Xuất siêu ở mức cao thể hiện năng lực của các doanh nghiệp tại Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như việc tận dụng tốt những cơ hội và ưu đãi mà thị trường đặt ra.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là kim ngạch xuất siêu này đến từ khu vực doanh nghiệp nào, bởi hiện nay, kim ngạch phần lớn đến từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, 2 tháng qua, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 16,14 tỷ USD, nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, nghĩa là gấp 2,6 lần khu vực trong nước.
Do đó, tôi cho rằng, vấn đề ở đây là phải đảm bảo cán cân thương mại thặng dư nhưng cần phân bổ lợi ích phù hợp cho các thành phần kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam luôn thúc đẩy và đa dạng hội nhập nhưng hội nhập phải thực chất, bền vững và phải làm sao chuyển hóa được những yếu tố bên ngoài vào sức mạnh nội tại bên trong. Chúng ta phải hướng tới để khu vực doanh nghiệp Việt Nam là người làm chủ, phải là con át chủ bài của “cuộc chơi” quốc tế này. Nếu không thì Việt Nam xuất khẩu nhiều cho thế giới, nhưng thực chất phần được hưởng về cho nền kinh tế trong nước lại rất khiêm tốn.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn cũng là vấn đề cần chú ý, bởi đó là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp hạn chế sản xuất nên phải giảm việc nhập khẩu nguyên phụ liệu. Nhưng chúng ta không phải vì thế mà lo lắng. Bởi vì nhiều khi nhập khẩu với giá thấp lại là lợi thế, giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp đã chủ động được về nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Vấn đề cần quan ngại là khi nhập khẩu nhiều khiến sản xuất trong nước trì trệ thì cần đổi mới trong quản lý và cơ cấu lại doanh nghiệp.
Với những vấn đề về kim ngạch xuất nhập khẩu như trên, tôi cho rằng cũng tạo ra áp lực, thậm chí là động lực để các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý trong nước điều chỉnh cơ cấu kinh tế, mô hình kinh doanh để bắt kịp thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tăng cường học hỏi kinh nghiệm, đẩy mạnh thông tin về hội nhập, xây dựng thương hiệu mạnh… nhằm tăng kim ngạch thương mại trong thời gian tới.
Để tạo thời cơ cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển hơn nữa, đâu là những giải pháp, thưa ông?
Vấn đề phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế là cần thiết. Bởi nền kinh tế là một cơ thể thống nhất hữu cơ, trong đó có kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là nguồn lực bổ sung quan trọng. Còn về lâu dài, tôi cho rằng kinh tế tư nhân phải là động lực trực tiếp, bền bỉ và cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam nếu muốn đạt được các mục tiêu phát triển.
Do vậy, việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân cần dựa trên cơ sở cải thiện quyết liệt môi trường kinh doanh. Đó phải là những giải pháp hướng tới giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thông qua đất đai, nhân lực, cơ sở hạ tầng…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics