Tìm “thuốc đặc trị” vi phạm hóa đơn thuế
Cơ quan Thuế chỉ in hóa đơn bán cho một số đối tượng đặc thù như các đơn vị sự nghiệp không sử dụng thường xuyên hóa đơn, cá nhân kinh doanh có nhu cầu mua hóa đơn lẻ… Nhưng cũng bắt đầu từ đây các kiểu gian lận liên quan đến hóa đơn có dịp bùng phát, “trăm hoa đua nở”.
Bộ Tài chính vừa thành lập Ban chỉ đạo phòng chống vi phạm quản lý thuế GTGT do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; phối hợp với cơ quan Công an để kịp thời truy tố các tổ chức, cá nhân có sai phạm về nộp thuế GTGT trước pháp luật. Một trong những yêu cầu của Bộ Tài chính đặt ra đối với cơ quan Thuế trong những tháng cuối năm 2013 là khẩn trương triển khai thực hiện việc đối chiếu chéo hóa đơn, trước mắt tập trung tại những địa bàn lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của người nộp thuế; Quản lý chặt chẽ đối với việc đăng ký, cấp, thu hồi mã số thuế/mã số DN. Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan có liên quan rà soát, xác minh DN bỏ địa chỉ kinh doanh để có biện pháp xử lý kịp thời; Rà soát, hướng dẫn và kiểm tra người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT vãng lai. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan Thuế địa phương trong việc kê khai, nộp thuế GTGT vãng lai…
Những chiêu trò chiếm đoạt tiền thuế
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, một lãnh đạo ngành Thuế thừa nhận thực tế, trong kết quả truy thu hàng nghìn tỷ đồng tiền trốn thuế mỗi năm qua thanh tra, kiểm tra thuế những năm gần đây cho thấy một tỷ lệ không nhỏ xuất phát từ gian lận hóa đơn thông qua các hành vi như: Lập hoá đơn không đúng với thực tế của hoạt động mua bán; lập hoá đơn khống để trừ nợ; sử dụng hoá đơn quay vòng, hoá đơn chưa đăng ký phát hành để vận chuyển trên đường… nhằm hợp thức hóa chi phí hàng hóa, khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, để đấu tranh đưa các DN vi phạm ra ánh sáng là quá khó khăn. Bởi trung bình mỗi vụ việc từ thanh tra thuế, đến cơ quan Công an điều tra cũng mất vài năm, có vụ lên tới 7, 8 năm mới hoàn thành. Các đối tượng thường lợi dụng những sơ hở của hệ thống pháp luật, lợi dụng sự quản lý yếu kém, sự tha hóa của một số cán bộ để thực hiện hành vi phạm tội.
Còn theo đánh giá của ngành Công an, mỗi năm Việt Nam xảy ra hơn 13.000 vụ tội phạm về kinh tế; trong đó tội phạm trốn thuế trong các DN chiếm gần 1.000 vụ (chiếm 7% vụ tội phạm về kinh tế), gây thiệt hại NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, hiện nay, sau thời gian tạm lắng, tội phạm buôn bán hoá đơn GTGT có dấu hiệu "hồi phục" gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước.
Nếu trước đây, việc lập DN “ma” nhằm mua bán hóa đơn còn mang tính chất tự phát của một số cá nhân thì gần đây đã xuất hiện việc thành lập DN chuyên mua bán hóa đơn, thực hiện có sự câu kết của nhiều đối tượng ở nhiều địa phương.
Chẳng hạn như vụ án Nguyễn Văn Nhi cùng đồng phạm ở TP. Hồ Chí Minh phạm tội mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế. Không cần in hóa đơn giả, nhưng Nhi đã phù phép những chiếc hóa đơn thật để trục lợi bằng cách thành lập 10 công ty để mua hóa đơn với doanh số sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng, tiền thuế GTGT của Nhà nước thiệt hại hơn 390 tỷ đồng; Tương tự tại TP. Cần Thơ, cơ quan Thuế cùng với cơ quan Công an đã phanh phui vụ án Nguyễn Văn Phui - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hữu Tài (TP. Cần Thơ) mua khống 136 hóa đơn GTGT, với tổng doanh số hơn 44 tỷ đồng, tiền thuế GTGT là 4,439 tỷ đồng của 17 công ty có trụ sở ở TP. Hồ Chí Minh để hợp thức hóa khấu trừ đầu vào. Đồng thời, Nguyễn Văn Phui còn xuất bán 708 hóa đơn GTGT cho 109 công ty ở các tỉnh, thành phố, với tổng doanh số hơn 42,2 tỷ đồng, gây thiệt hại về thuế GTGT ước tính ban đầu là 11 tỷ đồng. Tại Quảng Ninh, Công an thành phố Uông Bí cũng đã lật tẩy trò thành lập công ty “ma” và “phù phép” hóa đơn tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hằng Long do Trần Hoàng Long làm giám đốc. Từ năm 2006 đến 2009, công ty này đã mua 695 tờ hóa đơn GTGT của 43 công ty “ma” với tổng số tiền hàng hóa ghi trong hóa đơn là 125,19 tỷ đồng, tiền thuế GTGT là 8,52 tỷ đồng, để kê khai hàng hóa dịch vụ đầu vào và kê khai khấu trừ thuế GTGT...
Gần đây nhất, trong tháng 10- 2013, cơ quan tỉnh Kiên Giang đã khởi tố vụ án Trần Hữu Thọ và 6 đồng phạm để điều tra làm rõ hành vi thành lập 7 công ty và 4 hộ kinh doanh “ma” để thực hiện mua bán hóa đơn lòng vòng xuất khống hàng hóa, ước tính 1.100 tỷ đồng, chiếm đoạt 110 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT.
Kẽ hở
Theo Đại tá Vũ Hồng Nam - Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP. Hồ Chí Minh: Hiện nay, hình thức gian lận chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước; Mua bán hóa đơn để hợp thức hóa các khoản chi phí DN, “bôi trơn” tham nhũng… ngày càng tinh vi và có hệ thống xuất phát từ việc thành lập DN quá dễ dàng. Nhiều vụ án khi điều tra xác minh mới “té ngửa” đó là DN ảo, thực chất không hoạt động sản xuất, kinh doanh; văn phòng giao dịch thường đi thuê thời ngắn hạn; Giám đốc DN là Giám đốc thuê có hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác; hạn chế về trình độ học vấn, không am hiểu pháp luật. Thậm chí có trường hợp Giám đốc DN là đối tượng xe ôm, ba gác…
Còn theo phân tích của TS. Lê Xuân Trường - Học viện Tài chính, một trong những nguyên nhân khiến cho vi phạm về hóa đơn khó kiểm soát là do cơ quan Thuế gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, đối chiếu hóa đơn để phát hiện gian lận. Tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, việc chống gian lận trong hoàn thuế GTGT bằng cơ chế kiểm tra chéo đối với các giao dịch hàng hóa có quy mô lớn và phân loại đối tượng nộp thuế. Theo đó hóa đơn bán hàng của những người nộp thuế sẽ được soát xét và đối chiếu thông qua hệ thống máy tính, nhằm phát hiện các sai sót, mâu thuẫn giữa doanh số mua vào và bán ra.
Mặc dù, tại Việt Nam đã quy định DN phải có thông báo phát hành hóa đơn gửi cho cơ quan Thuế và phải dán thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu tại trụ sở DN, song việc tuân thủ quy định chưa đầy đủ. Thêm vào đó, ngay cả khi DN có dán thông báo phát hành và mẫu hóa đơn tại trụ sở thì cũng khó đảm bảo đó không phải là hóa đơn giả. Trong khi đó, với số lượng hóa đơn phát hành vô cùng lớn của khoảng nửa triệu DN như hiện nay, nếu muốn kiểm tra tính chính xác, trung thực của các hóa đơn cơ quan Thuế vẫn phải sử dụng phương pháp đối chiếu hóa đơn thủ công thông qua hình thức gửi văn bản giữa các cơ quan Thuế để đối chiếu và thông báo thông tin thì khó phát hiện vi phạm.
Vấn đề đặt ra là cơ quan Thuế cần sớm hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế phục vụ cho việc quản lý rủi ro dựa trên các tiêu chí về thông tin dữ liệu về hồ sơ pháp lý của người nộp thuế, hồ sơ đăng ký lần đầu và hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung (nếu có); Thông tin dữ liệu về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thu; Thông tin dữ liệu về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp tiền thuế, miễn giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế...
Đây sẽ là công cụ nhằm kịp thời ngăn ngừa và xử lý các hành vi gian lận thuế nói chung và gian lận về hóa đơn nói riêng. Bên cạnh đó, cơ quan Thuế cũng cần tập trung thanh tra, kiểm tra các DN có rủi ro cao về thuế, các DN có rủi ro cao đã được hoàn thuế, DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Công an: Có sự bảo kê cho vi phạm Hiện nay Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực thuế. Một phần là do tội phạm về thuế hoạt động có tổ chức, liên quan đến nhiều địa phương, cơ quan, DN, các lĩnh vực; với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trong khi sự phối hợp giữa các địa phương chưa chặt chẽ nên việc điều tra, xử lý rất khó khăn. Mặt khác, trình độ của cán bộ, chiến sỹ của ngành Công an và Thuế chưa qua đào tạo, trình độ nhận thức chưa đáp ứng yêu cầu công tác, đã tạo sự chậm trễ và gây phiền hà không đáng có đối với hoạt động sản xuất của cơ quan, DN. Ngoài ra, vẫn tồn tại một số ít cán bộ thoái hoá, biến chất, suy thoái về đạo đức, sách nhiễu, tiếp tay cho DN vi phạm pháp luật hoặc hoạt động dưới dạng bảo kê cho DN. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn: Siết điều kiện DN tự in hóa đơn Tình trạng DN lợi dụng việc cho phép tự in hóa đơn để trốn thuế, chiếm đoạt thuế xuất phát từ quy định thông thoáng cho phép thành lập DN mới để tự in hóa đơn. Để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục Thuế đã hoàn thiện Dự thảo sửa đổi một số quy định của Nghị định 51 theo hướng phân loại DN có vốn trên 15 tỷ đồng cho phép tự in. Còn những DN thương mại, thường xuyên thay đổi địa chỉ thì trong 1 năm đầu cơ quan Thuế địa phương sẽ in hóa đơn bán cho DN. Sau 1 năm, Tổng cục Thuế sẽ có đánh giá lại số DN này, nếu đảm bảo các yêu cầu sẽ cho phép tự in để bảo đảm DN kê khai khấu trừ thuế và hoàn thuế. Ngoài ra, cơ quan Thuế cũng đưa ra những điều kiện với những ràng buộc cụ thể với DN như cam kết tự in hóa đơn nhằm đảm bảo hóa đơn in không bị khai khống. Tổng cục Thuế đã chính thức khởi động Dự án xây dựng hệ thống xác thực hóa đơn (ICS) nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng gia tăng các hành vi phạm tội liên quan đến lĩnh vực hóa đơn thuế. Dự án sẽ xây dựng các quy định và quy trình nghiệp vụ cho người nộp thuế cũng như cơ quan Thuế; xây dựng chuẩn dữ liệu về hóa đơn điện tử; xây dựng và triển khai, đào tạo cho các DN, cơ quan Thuế trên toàn quốc các hệ thống: phần mềm lập hóa đơn cho DN; phần mềm xử lý hóa đơn của Tổng cục Thuế... |
Thu Hằng
Tin liên quan
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
10:29 | 27/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hài hòa lợi ích “3 nhà” khi áp thuế GTGT 5% với phân bón
07:02 | 27/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK