Tìm giải pháp cấp bách vực dậy thị trường trong nước
Giải pháp chuyển đổi số, phát triển bền vững thị trường bán lẻ Tiếp tục thúc đẩy giải pháp về mở rộng thương mại, kích cầu thị trường |
Ông Phan Văn Chinh phát biểu tại buổi làm việc |
Ngày 13/8, tại TPHCM, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương tổ chức buổi làm việc với một số hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khu vực phía Nam để bàn về việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, thị trường trong nước hiện có khoảng 100 triệu dân với rất nhiều tiềm năng, việc thúc đẩy thương mại trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội rất lớn từ thị trường này.
Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, sức mua trên thị trường trong nước có chiều hướng tăng chậm tại nhiều thời điểm do nhiều nguyên nhân, tác động tiêu cực đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, kéo theo sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Tính chung trong cả giai đoạn 2021-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân khoảng 7,2%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu của ngành đã đặt ra tại Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (13-13,5%/năm). 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cũng chỉ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mục tiêu của ngành trong năm 2024 và thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu tại Chiến lược thương mại trong nước.
Theo Bộ Công Thương, sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ và dịch vụ từ năm 2021 đến nay sẽ ảnh hưởng tới tỷ trọng đóng góp của thương mại trong nước vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ và GDP chung của cả nước. Do đó, cần khẩn trương đánh giá tình hình, thực trạng, triển vọng thị trường, dự báo xu hướng và có những giải pháp cấp bách, thiết thực và cụ thể trong trước mắt và trung hạn để kích thích tiêu dùng xã hội.
Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị phân phối, chuỗi siêu thị lớn trên địa bàn TPHCM đều chia sẻ, sức mua của người tiêu dùng đã giảm mạnh trong thời gian qua. Hiện sức mua đã từng bước khôi phục trở lại, song thói quen của người tiêu dùng lại có nhiều thay đổi theo hướng tập trung vào các nhóm hàng thiết yếu, có lợi cho sức khỏe. Do đó, các doanh nghiệp cũng đã và đang nỗ lực thích ứng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Đối ngoại AEON Việt Nam cho biết, các sản phẩm mang nhãn hàng riêng của AEON đã mang lại hiệu quả khá tích cực trong thời gian qua. Theo đó, đơn vị sản xuất có cơ hội nâng cao chuẩn chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có cơ hội mua hàng giá tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và AEON có được nguồn hàng chất lượng với mức giá hợp lý do đã giảm bớt các khâu trung gian.
Doanh nghiệp nêu ý kiến về giải pháp khôi phục sức mua trong nước |
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Đối ngoại khu vực miền Nam, miền Trung của Central Retail cũng cho biết, hệ thống Central Retail đang tích cực triển khai các chương trình quảng bá, khuyến mãi để kích thích sức mua. Điển hình như Lễ hội Sen Đồng Tháp và sắp tới là chương trình kết nối cung cầu tại Phú Thọ. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, sức mua chỉ ở mức tương đương với cùng kỳ năm 2023, nhưng từ tháng 7, tình hình đã bắt đầu khả quan hơn.
Bàn về giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, bà Huỳnh Bích Thủy, Giám đốc Phòng giao dịch nhà cung cấp của Saigon Co.op cho rằng, trước xu hướng tiêu dùng tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng phi thực phẩm. Bởi hiện nhóm này đang bị cạnh tranh rất mạnh từ hàng Trung Quốc.
Đại diện Tổng công ty Thương mại Sài Gòn cũng chỉ ra rằng, việc tìm kiếm nguồn hàng tại các địa phương gặp khá nhiều khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, không ổn định. Theo đó, các địa phương cần thành lập một đơn vị làm đầu mối đứng ra thu gom hàng hóa theo đặt hàng của doanh nghiệp phân phối đồng thời đảm bảo sự ổn định về chất lượng và nguồn hàng cho doanh nghiệp.
Qua ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp, ông Phan Văn Chinh cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy sức mua ở thị trường trong nước, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung 2 giải pháp, bao gồm phát triển nguồn hàng và phát phát triển khâu phân phối, lưu thông, logistics để kết nối các nhà sản xuất với nhà bán buôn, bán lẻ đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. “Nếu tổ chức tốt khâu phân phối, logistics, hoạt động sản xuất hàng hóa sẽ có thể nâng lên quy mô lớn, thay vì chỉ ở mức độ nhỏ lẻ như hiện nay” – ông Chinh nói.
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
Kéo dài thêm thời gian tạm đóng cửa 3 sân bay do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics