Tiền đề cho thanh toán không dùng tiền mặt
Nghị định 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT được cho là một bước tiến dài của ngành Thuế khi cố gắng xoá bỏ hoá đơn giấy, hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của HĐĐT?
Thực hiện HĐĐT là một trong những vấn đề mang tính chủ chốt trong quá trình hiện đại hoá công tác thu thuế nói riêng cũng như quản lý nền kinh tế nói chung. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất và kinh tế là xu thế của thời đại. Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp ứng dụng HĐĐT sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu được thời gian, chi phí, nhân công và đặc biệt là công tác chuẩn bị hồ sơ sổ sách giấy tờ. Việc sử dụng HĐĐT sẽ góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch và công tác giám sát được thực hiện một cách rõ ràng hơn. Đây là yêu cầu của quản lý hiện đại.
Riêng đối với cơ quan Thuế, điều này có ý nghĩa cực kì quan trọng. Việc sử dụng HĐĐT có thể làm minh bạch hơn công tác hạch toán kế toán và nhờ đó sự quản lý giám sát của cơ quan quản lý cũng trở nên thuận tiện. Bởi lẽ, khi kết nối thông tin, tất cả hoá đơn của doanh nghiệp, thậm chí từng hoá đơn nhỏ trong từng ngày sẽ hiển thị trên kết quả sản xuất kinh doanh và trên sổ sách kế toán một cách rõ ràng nhất. Đây là hình thức giúp cơ quan quản lý nói chung có thể nắm một cách chắc chắn nhất, kiểm tra giám sát một cách thường xuyên nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Đối với cơ quan thuế nói riêng, khi các khoản thu chi rõ ràng công khai minh bạch, việc phải tiếp xúc giữa cán bộ thuế với người nộp thuế giảm đi, kéo theo đó là hạn chế tối đa những tiêu cực không đáng có xuất hiện trong thời gian qua.
Đặc biệt, HĐĐT được kì vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trển khai thanh toán điện tử và triển khai các hình thức giao dịch mua bán thông minh không dùng tiền mặt mà Chính phủ đang hướng tới. Từ những lợi ích đó có thể thấy sự tuyên truyền phổ biến chính sách mới này tới doanh nghiệp sẽ khá dễ dàng. Điều quan trọng bây giờ là phải triển khai khẩn trương, đúng quy định và cố gắng đi những bước xa hơn để đi tắt đón đầu so với sự phát triển hiện nay của thế giới.
Ý nghĩa của HĐĐT đã quá rõ ràng đối với kinh tế nói chung và quản lý thuế nói riêng. Tuy nhiên, khi bắt đầu bất cứ một hình thức mới bao giờ cũng gặp khó khăn, nhất là với doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh -những đối tượng liên quan trực tiếp. Theo ông, khó khăn đó là như thế nào?
Chắc chắn việc áp dụng rộng rãi HĐĐT sẽ có khó khăn. Đó là chi phí về cơ sở vật chất ban đầu như: Máy tính, kết nối mạng cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động mua bán thanh toán.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chi phí cơ sở hiện nay đã rất thấp, kết nối mạng cũng quá đơn giản. Chi phí duy tu bảo dưỡng cũng không đáng kể.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến nêu khó khăn trong công tác kế toán, nhân sự với những hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay các ứng dụng kế toán cũng khá đơn giản, quá trình đào tạo một nhân viên kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ cũng không mất nhiều thời gian và chi phí. Với HĐĐT, công việc của kế toán sẽ đơn giản hơn trước rất nhiều. Công tác giám sát của doanh nghiệp với bộ phận này cũng sẽ chặt chẽ và dễ dàng hơn. Thông tin hạch toán kinh doanh có thể đến bộ phận quản lý nhanh nhất. Đây là lợi ích lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tôi cho rằng những doanh nghiệp kêu khó có thể là những doanh nghiệp siêu nhỏ, quy mô chỉ vài nhân viên ngại thay đổi, ngại chuyển động và “lớn lên”. Mặt khác, cũng sẽ có một số doanh nghiệp hiện nay đang e ngại việc công khai minh bạch các hoạt động sản xuất kinh doanh nên né tránh HĐĐT.
Một trong những mục tiêu của HĐĐT là thúc đẩy, khuyến khích các hộ kinh doanh lớn (con số này hiện nay đang nằm ở khoảng 1,7 triệu hộ) trở thành doanh nghiệp. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Hiện nay, đang có 2 luồng tư tưởng khác nhau. Thứ nhất là yêu cầu xoá bỏ các hộ kinh doanh và tất cả những hộ này trở thành doanh nghiệp siêu nhỏ. Như vậy, hộ kinh doanh không còn nữa. Theo tôi điều này không thoả đáng bởi nhiều hộ kinh doanh chỉ mang tính chất tạo công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Những hộ như vậy rõ ràng không thể xếp vào doanh nghiệp siêu nhỏ. Hoặc có những hộ bắt đầu “tiền khởi nghiệp”, tức là có mong muốn, có ý chí nhưng định hướng phát triển chỉ ở quy mô nhỏ, chỉ khi hoạt động kinh doanh tốt mới phát triển thêm. Chúng ta phải tôn trọng điều đó.
Thứ hai là nhóm hộ kinh doanh lớn. Với đối tượng này nên có sự khuyến khích, động viên chuyển lên thành doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, trước tiên phải định nghĩa lại doanh nghiệp siêu nhỏ là như thế nào để cho những hộ này có đủ các điều kiện của luật kinh doanh đã đề ra.
Mấu chốt là khuyến khích chứ không nên ép buộc. Và nên có những khen thưởng động viên bằng những hình thức và lợi ích khác nhau. Ví dụ như: việc tạo môi trường khởi nghiệp thuận lợi, điều kiện vay vốn dễ dàng. Nếu như hiện nay hộ gia đình có thể được vay tới 100 triệu thì doanh nghiệp siêu nhỏ cũng phải được vay nhiều hơn mà không cần bảo lãnh, chỉ cần tín chấp hay sự đảm bảo của tổ chức nào đó.
Một yếu tố nữa là về thuế suất. Dù thời gian gần đây Chính phủ cũng đã có những ưu đãi về thuế suất nhất định cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo… Tuy nhiên, mức này vẫn chưa “thấm” vào đâu, đòi hỏi phải có ưu đãi phù hợp hơn nữa.
Đặc biệt, thực tế không ít hộ kinh doanh ngại trở thành doanh nghiệp do e ngaị sự thanh tra, giám sát, quản lý có phần hơi “chồng chéo” hiện nay. Phải có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan này, tránh gây phiền hà không đáng có cho người kinh doanh. Có như vậy, hộ kinh doanh mới có thể tự tin trở thành doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế): Sức ép với doanh nghiệp không minh bạch Hiện nay xu hướng giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ, thanh toán bằng hình thức điện tử ngày càng phát triển. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển HĐĐT. HĐĐT có nhiều tiện ích như đẩy lùi gian lận, chống thất thu ngân sách. Hiện ngành Thuế đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế và đạt được nhiều thành công như: Nộp thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử. HĐĐT là một bước tiến tiếp theo. Việc áp dụng HĐĐT mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp nhưng cũng là sức ép đối với những doanh nghiệp không minh bạch. Chắc chắn các doanh nghiệp này sẽ không thích HĐĐT và tìm cách chậm triển khai. Đây là một trong những thách thức không nhỏ khi triển khai HĐĐT trong cả nước. Bên cạnh đó, thách thức nữa là việc sử dụng HĐĐT đòi hỏi doanh nghiệp phải có phần mềm tương thích, có đủ điều kiện giao dịch HĐĐT và đang thực hiện các giao dịch điện tử với ngân hàng. Ngoài ra phải có đội ngũ nhân viên không chỉ am hiểu chuyên môn kế toán, thuế mà còn phải biết sử dụng công nghệ thông tin và thành thạo phần mềm HĐĐT. Đây là rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Để hỗ trợ các hộ kinh doanh chưa chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn hay các doanh nghiệp lo ngại về vấn đề bảo mật, các nhà cung cấp phần mềm HĐĐT uy tín rất chú trọng đến vấn đề bảo mật dữ liệu và có các điều khoản về bảo mật thông tin cũng như có sự thẩm định rất chặt chẽ của Tổng cục Thuế về các tiêu chuẩn an toàn, bảo mật. Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam: Mang sự “hiện đại” vào vận hành, quản lý Không thể phủ nhận ý nghĩa của HĐĐT. Ngoài những mục đích ý nghĩa mà Nghị định 119 đã nói rõ, quy định này sẽ mang đến sự "hiện đại" trong quy cách vận hành cũng như sự hiện đại trong cách quản lý. Bên cạnh đó, một ý nghĩa khác mà HĐĐT mang đến đó chính là tính công khai. Khi tất cả doanh nghiệp đồng loạt sử dụng HĐĐT, việc này sẽ hạn chế được tình trạng hóa đơn giả, từ đó đem lại môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch cho doanh nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu 100% doanh nghiệp phải sử dụng HĐĐT đến năm 2020, cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là về các công ty cung cấp phần mềm HĐĐT. Đây là một khâu trung gian quan trọng bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để khởi tạo HĐĐT. Nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức sử dụng phần mềm HĐĐT của các công ty chuyên cung cấp phần mềm bởi yếu tố tiện lợi. Do vậy, cần phải thúc đẩy tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này phát triển, mở rộng. Yếu tố thứ hai đó chính là một lộ trình phù hợp. Dù hiện nay tại Việt Nam, công nghệ thông tin cũng đã "phủ sóng" khá rộng rãi, tuy nhiên, đối với những vùng núi, vùng sâu vùng xa vẫn cần cho doanh nghiệp tại đây có sự chuẩn bị nhất định để theo kịp với những đô thị lớn phát triển khác. Cùng với đó là sự hỗ trợ tích cực của cơ quan Thuế để doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tại đây có điều kiện đầy đủ thực hiện HĐĐT. Cuối cùng, để "điện tử hóa" hóa đơn, xóa xổ hóa đơn giấy, quan trọng nhất đó là sự quyết liệt của Chính phủ, của cơ quan Thuế. Xây dựng một kế hoạch thực hiện chuẩn chỉ; thực hiện nhanh, chặt chẽ cùng với công tác thanh tra, kiểm tra nghiêm túc sẽ giúp cho HĐĐT hoàn toàn đi vào cuộc sống. |
Tin liên quan
Ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử
10:43 | 17/11/2024 An ninh XNK
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics