Tiềm năng lớn từ cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Giải pháp nào hút hàng trung chuyển qua cụm cảng Cái Mép- Thị Vải? Hợp tác liên cảng để tăng năng lực khai thác tại Cái Mép - Thị Vải Bước đệm cho mô hình cảng mở tại Cái Mép - Thị Vải |
Số lượng tàu có kích cỡ lớn và siêu lớn cập các cảng tại Cái Mép - Thị Vải ngày càng nhiều. Ảnh: ST |
Đón tàu lớn nhất thế giới
Đại tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, hiện tại, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đang hoạt động tích cực và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động logistics của khu vực. Khu vực Cái Mép - Thị Vải có khoảng 35 bến cảng, hiện đã đưa vào khai thác 22 bến (19 dự án chính thức, 3 dự án tạm khai thác), với công suất 117,8 triệu tấn/năm, trong đó gồm 7 cảng container với công suất 6,8 triệu TEU/năm.
Với nhiều lợi thế, những năm gần đây, cụm cảng Cái Mép- Thị Vải ngày càng được nhiều hãng tàu lựa chọn. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong 5 năm qua, mỗi năm, khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải đón tàu có kích cỡ ngày càng lớn. Tổng số lượt tàu có trọng tải lớn trên 80.000 tấn ra vào cảng biển Cái Mép - Thị Vải từ năm 2017 đến nay có sự gia tăng đáng kể, từ 1.524 lượt (năm 2017) đã tăng lên 1.644 lượt (năm 2022).
Đáng chú ý, kích cỡ tàu vào Cái Mép cũng tăng nhanh chóng. Thời điểm trước năm 2011, số lượt tàu có kích cỡ dưới 80.000 DWT ra vào khu bến Cái Mép chiếm phần lớn. Nhưng giai đoạn vừa qua, nhiều tàu có kích cỡ lớn từ 132.000 DWT tới hơn 200.000 DWT đã ra vào cảng biển Cái Mép. Hiện nay có tới 40% số tuyến dịch vụ khai thác tàu kích cỡ trên 132.000 DWT. Điển hình, hồi tháng 3/2023, tàu OOCL Spain là tàu container lớn nhất cập cảng biển Cái Mép - Thị Vải, có tổng trọng tải hơn 230.000 DWT với sức chở lên đến 24.188 TEU, được đánh giá là một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay.
Cùng với đó, khu bến Cái Mép có số lượng tuyến dịch vụ tàu mẹ đi châu Mỹ và châu Âu lớn hơn hẳn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia và Singapore. Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, đến hết năm 2023, Việt Nam đã tiếp nhận được 25 tuyến vận tải biển đi Mỹ. Trong đó có tới 22 trong số 25 tuyến này xuất phát từ Cái Mép - Thị Vải. Ngoài ra, tại khu vực này cũng có 2 tuyến xuất phát đi châu Âu và 10 tuyến đi Nội Á. Con số này đã tăng khoảng 3 lần so với năm 2018.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Cái Mép được quy hoạch với chức năng cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế. Khu bến có bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, tiếp nhận tàu container trọng tải 80.000 - 250.000 DWT hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện và tàu tổng hợp, hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 DWT hoặc lớn hơn giảm tải phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải. Đây sẽ là lợi thế để cụm cảng Cái Mép -Thị Vải tiếp tục được quan tâm đầu tư trở thành cửa cửa ngõ quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước và có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới.
Giải pháp thu hút doanh nghiệp XNK
Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng doanh nghiệp vẫn hạn chế sử dụng trực tiếp cụm cảng Cái Mép – Thị Vải để xuất nhập khẩu hàng hoá. Hiện nay, tỷ lệ giao nhận container trực tiếp tại cảng Cái Mép-Thị Vải chỉ dao động khoảng 13-15% sản lượng thông qua cảng. Còn lại hơn 85% hàng hóa xuất nhập khẩu đều được tập kết và vận chuyển về các khu vực TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… bằng đường sà lan.
Lý giải về tình trạng doanh nghiệp còn hạn chế sử dụng trực tiếp cụm cảng Cái Mép – Thị Vải để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, ông Bùi Văn Quỳ đưa ra 3 nguyên nhân chính, gồm: tình trạng ùn ứ giao thông đường bộ; các chủ hàng đều ở các khu công nghiệp thuộc TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh nên việc kết nối đến cảng Cát Lái rất gần và thuận tiện. Bên cạnh đó, hệ sinh thái dịch vụ logistics cảng biển tại khu vực Cái Mép - Thị Vải chưa được đầu tư đầy đủ cũng gây khó khăn trong việc tiếp cận, thuyết phục khách hàng giao nhận trực tiếp. Khu vực này cũng thiếu các trung tâm giao nhận hàng hóa và dịch vụ chuyên dụng; thiếu các trung tâm kiểm tra chất lượng nhà nước tại khu vực cảng.
Với vị trí địa lý hết sức quan trọng, cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng, việc phát triển hệ thống Cảng biển tại Cái Mép -Thị Vải không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bà Rịa -Vũng Tàu mà là của cả nước; không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài nhằm phát huy tối da lợi thế cạnh tranh quốc gia với các nước trong khu vực. Để tiếp tục phát huy hiệu quả hệ thống cảng biển hiện hữu, đặc biệt là cảng container và đáp ứng xu thế thị trường trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối giữa cảng và hậu phương sau cảng.
Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan cần tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án cầu Phước An kết nối đường liên cảng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với khu vực Nhơn Trạch/ Đồng Nai và cao tốc Bến Lức – Long Thành. Khi các tuyến này được đưa vào hoạt động, cùng với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang triển khai đầu tư sẽ giúp cho giao thông kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ qua TPHCM, Đồng Nai đến Bà Rịa - Vũng Tàu được nhanh chóng, thuận tiện, giảm áp lực giao thông cho Quốc lộ 51 hiện đang ngày càng quá tải.
Cùng với đó, đồng bộ phát triển cảng và phát triển hạ tầng sau cảng. Trong đó, ưu tiên, tạo điều kiện các doanh nghiệp trong nước, có nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư bài bản, đồng bộ các cảng nước sâu để 2 cảng nước sâu Cái Mép Hạ, Hạ Lưu Cái Mép phải thực sự là các cảng hiện đại, kết nối hoàn chỉnh có giá trị kinh tế, quốc phòng của cả nước. Quy hoạch các bến cảng cần đồng bộ với phát triển hệ thống các khu dịch vụ hậu cần sau cảng và có quy hoạch dự trữ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, rút ngắn thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, giảm thiểu chi phí logistics…
Bà Đỗ Hương Giang - Phụ trách Hỗ trợ và Quản lý phát triển khối Khách hàng Công ty Tiếp vận Quốc tế Cái Mép: Là một đơn vị cung ứng dịch vụ thông quan, vận tải quốc tế nội địa và hậu cần kho bãi, hoạt động nhiều năm tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty Tiếp Vận Quốc tế Cái Mép đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các chi cục hải quan tại Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhờ đó, trong quá trình làm thủ tục, chúng tôi gặp nhiều thuận lợi và hiệu quả. Hầu hết khách hàng của chúng tôi là DN FDI đều cảm thấy an tâm hơn khi được các công chức hải quan tư vấn hướng dẫn. Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như các chi cục thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại, qua đó cập nhật các thông tư, nghị định mới tới các DN, giải đáp các khó khăn vướng mắc kịp thời. Mối quan hệ giữa DN và các chi cục Hải quan cũng rất tốt đẹp trên cơ sở thiện chí và tinh thần xây dựng của các công chức hải quan. Sự hỗ trợ, giải quyết linh hoạt nhanh chóng và ngày càng cải tiến thủ tục hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu là bước đệm quan trọng cho quyết định đầu tư của DN. Với sự phát triển về mọi mặt như hạ tầng cảng biển, giao thông đường thuỷ, đường bộ, nhân lực, sự kết nối chặt chẽ giữa Hải quan và các cơ quan nhà nước khác sẽ góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Juergen Weber, Chủ tịch Tiểu ban vận tải và hậu cần thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu EuroCham (TLSC): EuroCham hợp tác với Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu trong nhiều năm qua và đã nhận hỗ trợ rất tích cực trong việc tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính cũng như các quy định chính sách cho các doanh nghiệp thành viên. Hiện chúng tôi đang hướng tới việc cải thiện môi trường kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và thương mại với Việt Nam. Trong đó có việc hợp tác với Bà Rịa - Vũng Tàu tận dụng lợi thế về địa lý để tiếp tục phát triển hoạt động cảng biển dựa theo Quyết định 804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022; cùng với đó là việc tiếp tục phát triển công tác quản lý cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. EuroCham cũng xem Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu là đối tác chiến lược và then chốt trong việc thúc đẩy xử lý hàng hóa đường biển cho cả thương mại quốc tế và vận tải đường biển nội địa. Sự hỗ trợ của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu là cần thiết cho những nỗ lực chung nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của lĩnh vực vận tải và hậu cần. Ông Tôn Lương Hoà, phụ trách công tác xuất nhập khẩu Công ty POS: Trải qua 17 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ về dầu khí và gia công, chế tạo, xuất khẩu, Công ty cổ phần Dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí biển PTSC (POS) luôn được Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ trong việc làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi phát sinh vướng mắc, công ty cũng được giải quyết kịp thời. Nhờ đó, các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty được thực hiện rất nhanh chóng và thuận tiện. So với những DN khác, POS có đặc thù là thường xuyên có các hoạt động tạm xuất tái nhập hàng hóa đi nước ngoài để thực hiện các dự án. Các máy móc, thiết bị tạm xuất tái nhập đều là những hàng hóa thuộc diện miễn thuế. Đơn vị đã tạo điều kiện rất tốt cho DN trong các hoạt động này, góp phần cho công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh và mang ngoại tệ về cho đất nước. Có thể nói, sự hỗ trợ của Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu đã góp phần giúp dịch vụ của POS nhận được đánh giá tốt hơn từ các khách hàng. Từ đó giúp hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Nguyễn Hiền |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform