Thủy sản, da giày đang chuẩn bị “tiếp đón” EVFTA như thế nào?
Doanh nghiệp thủy sản đang chủ động chuẩn bị khá rốt ráo để tận dụng tốt nhất cơ hội mở ra khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Lấy đà” từ sớm
Nhắc tới EVFTA, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam chia sẻ, XK da giày 5 tháng đầu năm nay sụt giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, 5 tháng đầu năm của các năm trước đây trung bình tăng trưởng XK đạt 10%. Như vậy, có thể thấy năm nay XK da giày 5 tháng đầu năm sụt giảm tới gần 30%. Với tín hiệu rất tốt của Hiệp định EVFTA, DN da giày đang rất mong chờ, tràn đầy hy vọng về tăng trưởng XK thời gian tới.
“EU là thị trường truyền thống của ngành da giày Việt Nam, chiếm tới gần 30% kim ngạch XK, khoảng gần 6 tỷ USD mỗi năm. Chúng tôi kỳ vọng ngày 1/8 tới khi Hiệp định có hiệu lực, việc thúc đẩy XK vào thị trường này sẽ giúp bù đắp lại những thiệt hại của XK trong những tháng đầu năm”, bà Xuân nói.
Về công tác chuẩn bị để tận dụng cơ hội mở ra từ EVFTA, theo bà Xuân: “Với sự chuẩn bị của các DN hiện nay, chúng tôi cũng đang kỳ vọng việc đáp ứng được các yêu cầu của thị trường EU, cũng như kết nối được với các khách hàng của thị trường EU khi thị trường EU đang mở cửa trở lại”.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về XK, EVFTA dự kiến giúp kim ngạch XK của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% ngay trong năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Bộ Công Thương thông tin, xét theo ngành hàng, tốc độ tăng trưởng XK của một số ngành sang EU như nông thủy sản, dệt may, da giày dự kiến sẽ đạt kết quả tăng trưởng cao. EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho XK nông, thủy sản tại Việt Nam. Cụ thể là gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025); đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%) và thủy sản (2%), trong giai đoạn 2020-2030. Đối với ngành dệt may, dự báo kim ngạch XK hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030. Tương tự, đối với ngành da giày, Hiệp định khi có hiệu lực sẽ góp phần làm gia tăng đáng kể XK giày da vào EU. Tốc độ tăng XK vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào năm 2025 và tổng XK giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%. |
Chia sẻ rõ hơn về sự chuẩn bị của DN để sẵn sàng tận dụng cơ hội khi “mâm cỗ” EVFTA chính thức bày ra, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) nhấn mạnh: “Vasep đã chủ động phối hợp với Bộ Công Thương suốt 2 năm qua và kỳ vọng cộng đồng DN có thể nắm bắt được nhiều nhất có thể thông tin về EVFTA. Sắp đến ngày EVFTA có hiệu lực, chúng tôi cũng đang nỗ lực thêm sau khi thấy rằng có một số dòng hàng có thể còn thiếu thông tin. Ví dụ vấn đề hạn ngạch thuế quan liên quan đến mặt hàng cá ngừ hộp hay surimi. Đó là những thứ hiệp hội đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương làm sao có được đầy đủ thông tin sớm nhất có thể về chuyện đăng ký hạn ngạch cho XK cá ngừ và surimi vào EU”.
Sự chủ động của DN thủy sản được thấy khá rõ thông qua việc DN rất quan tâm về thông tin liên quan tới EVFTA. Theo ông Nam, các chương trình Vasep phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương tập huấn về EVFTA riêng cho lĩnh vực thủy sản, các DN hội viên Vasep đều có người tham dự trực tiếp, đưa ra nhiều vấn đề hỏi đáp. “Ngoài ra, vấn đề đáng chú ý là, Vasep nhận được từ DN hội viên những yêu cầu khá sâu, ví dụ khi nào có thể đăng ký cho XK cá ngừ trong hạn ngạch 1.500 tấn EU cho Việt Nam?... Ngay giữa tháng 7 này, Vasep đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với chương trình chung của Bộ có tập huấn riêng về vấn đề quy tắc xuất xứ để bổ trợ thêm”, ông Nam nói.
Nhà nước và doanh nghiệp đồng hành
Thị trường EU tiềm năng, cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa khá lớn, song thực tế khi EVFTA có hiệu lực thì đây cũng không phải là “mâm cỗ” dễ thưởng thức với DN Việt.
Theo ông Nam, với các FTA như EVFTA hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngoài về thuế có lợi thế, còn những chương khác đề cập đến vấn đề phát triển bền vững, về sở hữu trí tuệ, về kỹ thuật phi thuế quan… “Trong xu thế hiện nay khi thuế giảm xuống hoặc về 0% thì để thực hiện cam kết trong các vấn đề còn lại, Chính phủ và DN sẽ phải có chung quá trình nội luật hóa, có thêm năng lực để đáp ứng được những cam kết, đặc biệt vấn đề về bền vững, lao động, môi trường,... trong đó có cả câu chuyện về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức...”, ông Nam nhấn mạnh.
Bày tỏ nhiều âu lo trong lĩnh vực da giày, bà Thanh Xuân phân tích, EU là thị trường đòi hỏi rất cao với các điều kiện gia nhập thị trường không hề dễ dàng như yêu cầu về kỹ thuật, hàng hóa chất lượng cao cũng như các yêu cầu đảm bảo về lao động, môi trường... Đó là các yếu tố mà các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ phải cải thiện rất nhiều mới có thể gia nhập vào thị trường.
“Đối với lĩnh vực da giày, DN nắm bắt thông tin về EVFTA còn rất hạn chế. Nguyên nhân là bởi mô hình phương thức sản xuất gia công, XK. Chúng ta bị phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng quốc tế. Vấn đề về thị trường hầu như do khách hàng chủ động, chúng ta chỉ sản xuất, kinh doanh thôi. DN chưa có tính năng động trong tiếp cận thị trường. Ngoài ra, nội lực về nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng, các DN cũng chưa đáp ứng được vì sự phát triển nhỏ lẻ, manh mún. Chúng tôi rất mong muốn DN phải có sự chuyển biến tích cực mới có thể tiếp cận được "cuộc chơi". Cùng với đó, thể chế, chính sách cũng cần có sự cải thiện. Điều này đòi hỏi có sự đồng bộ từ DN, phía Nhà nước mới có thể thực thi, tận dụng được cơ hội thị trường trong thời gian tới”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.
Riêng về câu chuyện quy tắc xuất xứ, Tổng Thư ký của Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam chia sẻ, nguyên phụ liệu ngành da giày Việt Nam NK chính từ Trung Quốc (60%), tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Những năm gần đây, việc chủ động nguyên phụ liệu có sự chuyển biến khá tốt khi các DN đã chuyển dần chuỗi cung ứng sản xuất nguyên phụ liệu vào Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đó chỉ thực hiện chủ yếu ở DN lớn. Các DN vừa và nhỏ hạn chế nguồn lực nên chưa chủ động trong việc giải quyết nguyên phụ liệu tại chỗ.
“Chúng tôi mong là chiến lược phát triển nguyên phụ liệu cần tạo ra được vùng, khu công nghiệp chuyên biệt cho ngành công nghiệp da giày, dệt may được phát triển và có cơ chế chính sách ưu đãi thuế quan tốt hơn để thúc đẩy phát triển nguyên phụ liệu sản xuất tại Việt Nam hơn nữa. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ giải quyết nút thắt về vấn đề quy tắc xuất xứ, giúp DN tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA trong giai đoạn tiếp theo”, bà Xuân nói.
Nhìn về tổng quan thực thi EVFTA trong cả quá trình dài sắp tới, ông Nam bày tỏ quan điểm, không chỉ rốt ráo đồng hành, hỗ trợ DN trong giai đoạn hiện nay mà Bộ Công Thương hay những bộ được giao đầu mối cho các chương của Hiệp định sẽ cần có bộ phận mang tính thường trực, làm việc quá trình liên tục. “Đặc biệt, các bộ, ngành không chỉ hỗ trợ DN trong nước mà còn cần có kênh hay cách thức để phía EU thấy rằng, phía Việt Nam tuân thủ tốt các cam kết, để họ có niềm tin vào mình, đặt thêm kỳ vọng mới cho các phát triển trong tương lai”, ông Nam nhấn mạnh.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics