Thực hiện CPTPP và EVFTA: Nông sản Việt vượt rào cản kỹ thuật để chiếm lĩnh “chợ” thế giới
Đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy XK nông sản. Ảnh: N.Thanh |
Đầy rẫy hàng rào phi thuế quan
Ông Nguyễn Văn Linh là nông dân xuất sắc tỉnh Bắc Ninh năm 2019, hiện đang trồng 40ha cà rốt, củ cải đường XK sang Nhật Bản, Hàn Quốc với doanh thu 9 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng/năm. Dù đã quen với hoạt động XK nông sản song với những thị trường trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam như Hiệp định CPTPP và EVFTA, ông Linh vẫn tỏ ra khá băn khoăn. “Có những loại quả, phải mất 10-15 năm đàm phán mới XK được. Có CPTPP, EVFTA thì mừng rồi, nhưng các thị trường này sẽ đưa ra những rào cản kỹ thuật gì, nhất là vấn đề kiểm dịch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như đối với các loại củ, quả XK?”, ông Linh chia sẻ.
Gần đây, Việt Nam đã tham gia một số FTA thế hệ mới, cụ thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 14/1/2019 và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết ngày 30/6/2019. Với CPTPP, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm, ví dụ như một số loại thủy sản (cá, tôm), các loại rau quả tươi và rau quả chế biến, gạo, các loại hạt khô …. Với EVFTA, ngay khi hiệp định có hiệu lực, 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0%, một số ít các mặt hàng còn lại sẽ được nhập khẩu vào EU theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. |
ng là nông dân xuất sắc, ông Nguyễn Hữu Hà (Hưng Yên) hiện đang có 12,5 ha trồng chanh tứ quý, cho tổng thu nhập 13,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận thu về đạt 5,5 tỷ đồng/năm. Ông Hà dành sự quan tâm khá lớn cho thị trường EU, Nhật Bản, khẳng định rằng, các thị trường này rất khó tính trong việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, thậm chí có nước còn yêu cầu phải quay clip, ghi lại hình ảnh trong suốt quá trình canh tác sản phẩm để theo dõi. “Với các quy định khắt khe như vậy, liệu khi ký kết các FTA, chúng ta đã tính toán đến chưa và với những người trồng chanh như tôi, bây giờ phải làm gì để đáp ứng được các điều kiện đó?”, ông Hà đặt ra câu hỏi rất thiết thực.
Tương tự, ông Ngô Văn Đậu- nông dân xuất sắc tỉnh An Giang (hiện đang có một trang trại tổng hợp nuôi 2.000 tấn cá tra thương phẩm hàng năm, phục vụ XK với lợi nhuận thu về trên 1 tỷ đồng/năm) bày tỏ: “Người nuôi cá tra rất phấn khởi khi Chính phủ ký kết CPTPP và EVFTA. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không rõ các FTA này tác động như thế nào đối với hàng hóa nông sản XK của Việt Nam cũng như những người nông dân”.
Những băn khoăn, lo lắng của người nông dân không phải không có lý. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đánh giá, dù có cơ hội do biểu thuế XK sang các nước giảm nhanh theo các FTA đã được ký kết song không phải tất cả mảng XK là “màu hồng”. Nông sản XK của Việt Nam bị thử thách bởi những rào cản kỹ thuật ngày càng cao, chặt chẽ hơn của các nước. Thị trường NK rất quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. “Mở rộng vấn đề, họ còn quan tâm đến các lĩnh vực khác có liên quan đến sản xuất hàng hóa như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, vấn đề sử dụng lao động trẻ em, minh bạch công khai trong quá trình sản xuất hàng hóa của Việt Nam”, ông Phú nói.
Còn theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhìn từ góc độ cơ quan trực tiếp tham gia đàm phán các FTA cũng nhấn mạnh: Về cơ bản với những mặt hàng có lợi ích XK thì Việt Nam luôn cố gắng làm sao dỡ bỏ các rào cản ở mức cao nhất khi tham gia các FTA. Ví dụ điển hình với mặt hàng cá tra và cá basa là các sản phẩm Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Như vậy, cơ quan chức năng khi đàm phán luôn yêu cầu các nước mở cửa tối đa cho mặt hàng này. "Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, không chỉ với cá tra và cá basa, các mặt hàng nông sản khác, ngoài hàng rào thuế quan thì bên trong có “muôn vàn” rào cản khác. Đơn cử như vấn đề về sức khỏe, về môi trường… là những vấn đề nước “bạn” quan tâm, cần bảo vệ. Những yêu cầu đó phía Việt Nam cũng cần phải dung hòa được với lợi ích XK", ông Thái cho hay.
Sản xuất theo chuỗi, nâng chất lượng
Xung quanh câu chuyện vượt rào cản để thúc đẩy XK, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) phân tích: Hiện nay rào cản bao gồm rào cản thương mại và phi thương mại, ngoài ra còn có những rào cản khác như phá giá. Liên quan tới rào cản thương mại, CPTPP và EVFTA đã tạo điều kiện rất tốt cho việc cắt giảm thuế của Việt Nam, song vẫn còn những rào cản kỹ thuật được quy định cho từng nhóm ngành hàng, từng quốc gia. Nhấn mạnh riêng với trường hợp rau quả, ông Toản cho rằng: Có ba vấn đề cần quan tâm là yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn hàng hoá. Với kiểm dịch thực vật, muốn xuất sản phẩm đi, chúng ta phải có giấy kiểm dịch thực vật cho cơ quan bảo vệ thực vật cấp, kiểm soát. Về an toàn thực phẩm, chúng ta dựa trên tiêu chuẩn do Ủy ban an toàn thực phẩm quốc tế đưa ra, rồi mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng. “Về phía quản lý Nhà nước, hiện chúng tôi đang phối hợp với Bộ Công Thương phổ biến định kỳ. Rất nhiều cuộc họp được phổ biến cho nông dân và DN, không chỉ mời chuyên gia trong nước, mà mời cả nước ngoài tới phổ biến”, ông Toản nói.
Với riêng mặt hàng thủy sản, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh: Cá tra, tôm là 2 đối tượng chủ lực và sẽ chịu nhiều áp lực, nhiều yêu cầu khi muốn XK sang các thị trường khó tính. Muốn XK được cần đáp ứng đúng những đòi hỏi của thị trường, trong đó, có yếu tố vô cùng quan trọng để có thể truy xuất được nguồn gốc là phải cấp mã số. “Việc cần làm trước mắt là các hộ nuôi trồng cần đăng ký cấp mã số trước khi XK sản phẩm thủy sản của mình ra thế giới. Ngoài ra, với mỗi thị trường có yêu cầu, đòi hỏi riêng, cũng phải đáp ứng được, ví dụ truy xuất nguồn gốc, không xả thải ra môi trường… Vấn đề không thể bỏ qua còn là liên kết để sản xuất. Liên kết sẽ tạo ra sức mạnh để giúp chúng ta không bị bắt nạt”, ông Luân đánh giá.
Đưa ra cái nhìn khá tổng thể, theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Long, để đối phó với hàng rào kỹ thuật của các nước, nhất là trong lĩnh vực nông sản rất phức tạp, cách tốt nhất là mỗi DN cần có sự nghiên cứu chuẩn mực yêu cầu đối với từng khu vực thị trường, pháp luật chi phối, các rào cả nào sẽ gặp phải. Các DN cần xử lý các vấn đề này bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000, ISO 14000, HACCP… Để vượt rào cản kỹ thuật của các nước, DN cần lưu ý hàng hóa phải đáp ứng được chất lượng, các vấn đề an toàn kỹ thuật (hoặc vệ sinh thực phẩm), bảo vệ môi trường…
Về phía Nhà nước, để hỗ trợ cho các DN XK nông sản vào các thị trường CPTPP, EVFTA, cần tiếp tục hình thành vùng nguyên liệu tập trung sản xuất đủ lớn đủ sức cung ứng ổn định cho DN cũng như có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây XK vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường XK để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp.
Đánh giá Việt Nam là nước được xếp vào nhóm quốc gia có nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn nhất (hiện đang có 795 tiêu chuẩn và 97 quy chuẩn) nhưng thực tế không ít quy định Việt Nam đang áp dụng lại chưa phù hợp, dàn trải; hệ thống quản lý còn tình trạng “giật cục”, dẫn đến quy chuẩn áp dụng chung cho DN không thống nhất, đồng bộ, theo ông Long, việc cần làm là khẩn trương rà soát điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, bao bì sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp kiểm dịch động thực vật phù hợp với các yêu cầu của WTO và thông lệ quốc tế. “Muốn mở rộng thị trường XK và vượt qua các rào cản kỹ thuật, cần khuyến khích nông dân, DN hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi để kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả”, ông Long nói.
Tin liên quan
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
EVFTA củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư châu Âu
07:31 | 05/08/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK