Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
Tính đến ngày 26/8/2024, tín dụng tăng 6,63% so với cuối năm 2023, cách xa so với mục tiêu 15% cả năm 2024 mà NHNN đặt ra từ đầu năm. Ảnh minh họa: ST |
Xu hướng dịch chuyển
Với những biến động trên thị trường, dòng tiền đầu tư đang có nhiều sự dịch chuyển để đa dạng hoá và lựa chọn kênh sinh lời hợp lý nhất. Như với chứng khoán, từ đầu năm đến nay, lượng tài khoản chứng khoán mở mới liên tục tăng. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 330.000 tài khoản trong tháng 7/2024, gấp 3 lần tháng trước và là mức cao nhất trong vòng 2 năm. Tính đến ngày 26/8/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.284,05 điểm, tăng 13,6% so với cuối năm 2023.
Tại báo cáo Điểm lại kinh tế vĩ mô tháng 8/2024, các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng cần phát triển thị trường vốn tại Việt Nam hướng tới hiện đại để khai mở tiềm năng tăng trưởng. Theo đó, nếu được lồng ghép hợp lý, thị trường vốn của Việt Nam có thể trở thành công cụ hiệu quả để huy động vốn, tiết kiệm và tạo tín hiệu định giá, đó là các yếu tố cần thiết để nguồn lực kinh tế được phân bổ hiệu quả. Hơn nữa, những cải cách hợp lý, nếu được triển khai thận trọng, sẽ giúp mở ra kênh huy động vốn dài hạn bổ sung to lớn cho khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam, chẳng hạn như các quỹ đầu tư và quỹ hưu trí tư nhân tăng trưởng lành mạnh có thể đem lại khoảng 14 tỷ USD hoặc dòng vốn ròng 5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường cổ phiếu Việt Nam nếu thị trường chứng khoán được nâng cấp thành thị trường mới nổi… |
Với kênh vàng, giá vàng trong nước bình quân 8 tháng đầu năm 2024 đã tăng hơn 25,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù thị trường bất động sản trầm lắng so với những năm trước, nhưng dòng tiền vào kênh này vẫn tương đối mạnh, chủ yếu do sự kỳ vọng vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM.
Hơn nữa, nhìn vào báo cáo tài chính nửa đầu năm 2024 của các ngân hàng cho thấy, tín dụng vẫn đang đổ khá nhiều vào bất động sản. Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới công bố, Công ty Chứng khoán VPBankS cho biết, cho vay bất động sản vẫn là phân khúc giúp nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Chẳng hạn, tại Techcombank, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tăng 14% sau 6 tháng đầu năm 2024, đưa dư nợ này chiếm gần 34% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Tại VPBank, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản 6 tháng năm 2024 tăng 22% so với cuối năm 2023, chiếm 22,5% tổng dư nợ cho vay. Tại một số ngân hàng khác tỷ lệ khá cao dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ như SHB, HDBank, Nam A Bank, MSB…
Trước đó, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến hết tháng 6, tín dụng bất động sản tăng 4,6%, trong đó kinh doanh bất động sản tăng 10,29%. Tỷ trọng quy mô tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm 39-40% tổng tín dụng bất động sản.
Mặc dù có mức sinh lời thấp, nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn cho dòng tiền trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động. Mặc dù lãi suất tiền gửi giảm xuống mức trung bình 6-7%/năm, nhưng nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm thay vì đầu tư vào các kênh có độ rủi ro cao hơn.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), tính đến 26/8/2024, huy động vốn tăng 2,76% so với cuối năm 2023. Nhiều dự báo cho rằng huy động vốn sẽ còn tăng khi lãi suất huy động sẽ có xu hướng tăng nhẹ vào cuối năm 2024 để ngân hàng nâng cao thanh khoản cho tín dụng.
Dòng tiền “ngại” đi vào sản xuất
Tuy vậy, báo cáo của Bộ KHĐT đã chỉ ra thực trạng, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, chỉ tiêu về quy mô vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp trong 2 năm gần đây giảm lần lượt từ 15 tỷ đồng về dưới 10 tỷ đồng và 8 tháng đầu năm 2024 ghi nhận mức giảm về dưới 9 tỷ đồng, thấp hơn mức bình quân của giai đoạn 8 tháng đầu năm trong 5 năm 2019-2023 (12,2 tỷ đồng). Điều này phản ánh tâm lý thận trọng hơn về kế hoạch đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc dòng tiền của doanh nghiệp “ngại” đổ vào sản xuất, kinh doanh còn phản ánh ở tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bởi tính đến ngày 26/8/2024, tín dụng tăng 6,63% so với cuối năm 2023, cách xa so với mục tiêu 15% cả năm 2024 mà NHNN đặt ra từ đầu năm.
Về vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, dòng vốn hiện nay gần như “kẹt cứng” khi 3 đầu ra lớn nhất của tín dụng là xuất khẩu, bất động sản, tiêu dùng còn nhiều khó khăn. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu đã có tín hiệu tích cực, song thị trường bất động sản vẫn đóng băng trong khi tài sản đảm bảo khi vay vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu là bất động sản; người dân thắt chặt chi tiêu khiến lĩnh vực cho vay tiêu dùng khó tăng trưởng mạnh như các năm trước.
Cuối tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Thủ tướng yêu cầu NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng những sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng; đơn giản hóa thủ tục vay vốn… trong đó đẩy mạnh triển khai Chương trình gói tín dụng 140.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, mở rộng Chương trình cho vay 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản… |
Các chuyên gia cũng nêu, dòng tiền còn chậm đi vào sản xuất do những lo ngại về sự không chắc chắn trong triển vọng kinh doanh, khi các nhà sản xuất phải đối mặt với các thách thức như chi phí lao động tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và sức cạnh tranh từ các quốc gia khác… Ngoài ra, chia sẻ thực tế từ cộng đồng doanh nghiệp, TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho biết, nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ còn gặp nhiều khó khăn về các thủ tục vay vốn khi ngân hàng thương mại yêu cầu phải có thế chấp tài sản, cùng với đó là năng lực các doanh nghiệp còn yếu kém nên chưa đáp ứng được yêu cầu về phương án trả nợ của ngân hàng…
Phát biểu tại họp báo Chính phủ ngày 7/9/2024, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay, kể cả hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cũng như nguồn lực, nguồn vốn thanh khoản… đều đủ cho nhu cầu vốn tín dụng, nên điều quan trọng là phải đẩy mạnh nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, do đó cần nhiều chính sách giải pháp vĩ mô khác đồng hành để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thụ vốn tín dụng.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, giải pháp hiệu quả để đưa dòng tiền vào lĩnh vực sản xuất là thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, chẳng hạn như cung cấp các gói vay với lãi suất thấp cho các lĩnh vực ưu tiên, các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp…, ưu đãi thêm về thuế phí, tăng cường hợp tác công - tư để tạo động lực cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tuyển dụng thêm nhân lực… Hơn nữa, những chính sách về đầu tư vào hạ tầng giao thông và logistics là điều cần thiết, bởi không chỉ giúp giảm chi phí vận chuyển mà còn tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước; đồng thời cần xây dựng, phát triển các khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng đồng bộ, gia tăng cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin liên quan
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Việt Nam gia nhập mạng lưới nhà máy sản xuất ô tô toàn cầu của Chery
15:49 | 26/09/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phấn đấu khởi công xây dựng trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành sớm hơn kế hoạch
Bắt đối tượng dùng xuồng máy vận chuyển mỹ phẩm lậu từ Campuchia về Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
Quan điểm trái chiều về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics