Thúc đẩy xuất khẩu nhờ phát triển chuỗi giá trị nông sản tại TP Hà Nội
“Gia cố” liên kết sản xuất để nâng chất nông sản xuất khẩu Nông nghiệp Hà Nội hướng đến xuất khẩu bền vững |
Đã xây dựng được 159 chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 76.807 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, trong đó có 13.474 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, trong đó có trên 1.700 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản (chiếm 12,6%), số cơ cở có quy mô vừa và nhỏ chiếm 98,5%, trên 250 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, sản phẩm nông sản được chế biến sâu với chủng loại phong phú, đa dạng và 1.421 hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể thực hiện sơ chế, chế biến, bảo quản để phục vụ tiêu dùng ở địa phương
Các cơ sở đang duy trì hoạt động 113 kho lạnh có bảo quản các sản phẩm nông lâm thủy sản do ngành Nông nghiệp quản lý. Trong đó, có 7 kho lớn làm dịch vụ cho thuê kho với diện tích 29.200 m2 và 106 kho lạnh do các doanh nghiệp tự trang bị để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản của cơ sở với tổng diện tích 5.330 m2.
Lãnh đạo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn |
Ngoài ra, Thành phố Hà Nội tiếp tục xây dựng và duy trì 159 chuỗi sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, trong đó có 53 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 106 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Năm 2023, Hà Nội đã phối hợp Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển (Safegro) hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản bền vững tập trung vào việc hỗ trợ mô hình trình diễn về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ năng lực vận hành trong sản xuất, chứng nhận VietGAP, HACCP, hỗ trợ mô hình chợ truyền thống, bếp ăn trường học đảm bảo ATTP, mô hình cộng đồng ATTP có trách nhiệm giới,... tại chuỗi rau an toàn xã Văn Đức – Gia Lâm, chuỗi thịt lợn của HTX Hoàng Long- Thanh Oai, mô hình chợ tại quận Long Biên.
Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố duy trì và phát triển 838 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho thành phố Hà Nội, trong đó một số tỉnh như Sơn La duy trì 83 chuỗi, tỉnh Hòa Bình duy trì 65 chuỗi, tỉnh Lào Cai có 62 chuỗi (tăng 9 chuỗi), tỉnh Hưng Yên duy trì 41 chuỗi, tỉnh Hà Nam 27 chuỗi (tăng 03 chuỗi), tỉnh Nam Định duy trì 39 chuỗi, tỉnh Tuyên Quang 25 chuỗi, tỉnh Đồng Tháp có 28 chuỗi, tỉnh Tiền Giang có 20 chuỗi, tỉnh Lâm Đồng có 15 chuỗi, tỉnh Ninh Thuận có 15 chuỗi....
Các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cung ứng cho thành phố Hà Nội với khả năng cung ứng trên 92.623 tấn rau, củ, quả/tháng, trên 13.198 tấn thịt/tháng; trên 31,3 triệu quả trứng/tháng; trên 11.350 tấn thủy sản/tháng; trên 232.522 tấn gạo, lương thực, nông sản khác/tháng. Qua đó đã góp phần đảm bảo nguồn cung các sản phẩm nông lâm thủy sản, cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Các chuỗi này đảm bảo cho các chủ thể tham gia (doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân) chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu.
Mặc dù Hà Nội đã có những bước tiến tích cực trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản, song vẫn tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp lớn có khả năng và kinh nghiệm đầu tư vào sản xuất và chế biến nông sản trên địa bàn thành phố. Vấn đề về tiếp cận đất đai và vốn để tổ chức sản xuất lớn vẫn là thách thức lớn. Các cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa đủ mạnh mẽ để thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến nông sản.
Khó tiếp cận nguồn nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế
Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội đang phải đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế, đặc biệt là đối với các thị trường có yêu cầu cao như tiêu chuẩn hữu cơ, GlobalGAP, HACCP, ISO 22000. Các sản phẩm như quế, hồi, gia vị hữu cơ và sản phẩm chè hoa nhài còn khá khó để đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Theo ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp và Tư vấn Môi trường, để xuất khẩu thành công, Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố khác cần phải tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, khuyến khích doanh nghiệp và cộng đồng liên kết với nhau. Đồng thời, đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, để tránh tình trạng doanh nghiệp vi phạm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm trong kiểm dịch, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường xuất khẩu để tổ chức sản xuất, thu gom bảo đảm yêu cầu an toàn thực phẩm cho hàng hóa; đồng thời, hướng dẫn, đào tạo người lao động về quy trình sản xuất để bảo đảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm của mình. Doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các bên từ Trung ương đến địa phương, hợp tác xã, nông dân... để tổ chức sản xuất đúng yêu cầu thị trường. Các sản phẩm trái cây, gia vị cần được kiểm soát và sử dụng đúng quy định về các hóa chất bảo vệ thực vật, kiểm soát chặt chẽ các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất và chế biến.
Đề cập đến những giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã mở rộng thị trường xuất khẩu, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, đã tổ chức các lớp tập huấn về bảo đảm chất lượng và kiểm soát thực phẩm xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng đang tăng cường tuyên truyền về các hiệp định thương mại và điều kiện nhập khẩu của các nước để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản. Đồng thời, việc tăng cường kết nối và xúc tiến thương mại cũng như tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm trên thị trường ngoại vi cũng được đặt ra như một phần quan trọng trong chiến lược xuất khẩu nông sản của thành phố.
Trong bối cảnh này, để nâng cao công tác xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chiến lược và định hướng cụ thể cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, tập trung vào chuyển đổi số toàn diện và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản cũng được xem xét để đảm bảo bền vững và hiệu quả trong xuất khẩu nông sản. Hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giết mổ, chế biến, và chợ đầu mối nông sản trên địa bàn thành phố cũng là một phần quan trọng trong chiến lược toàn diện này.
Tin liên quan
Các địa phương nỗ lực điều hành linh hoạt, chặt chẽ công tác tài chính - ngân sách
18:54 | 31/12/2024 Tài chính
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
08:06 | 29/12/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
17:45 | 28/12/2024 Kinh tế
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
Hải quan Lạng Sơn khó thu hồi, xử lý nợ thuế
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics