Thúc đẩy tổng cầu cho kinh tế hồi phục
CIEM: Cập nhật 3 kịch bản tăng trưởng cho cả năm 2023 |
Nỗ lực triển khai chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế |
Lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm |
Từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều bất ổn xuất phát từ lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Ngành công nghiệp phục hồi chậm; sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, xuất - nhập khẩu sụt giảm, chịu tác động rõ nét hơn từ nhu cầu tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc giảm mạnh, chi phí gia tăng. Dư nợ tín dụng tăng thấp cho thấy doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng mới, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặt bằng lãi suất cho vay thực tế với nhiều doanh nghiệp vẫn còn cao, nợ xấu có xu hướng tăng...
Tuy nhiên, kết quả 6 tháng đầu năm, dù chưa được như kỳ vọng, chưa đạt được mục tiêu đề ra thì Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm sáng của khu vực châu Á và thế giới. Nhưng theo các chuyên gia, những vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế vẫn cần phải chú ý, theo dõi và có giải pháp để xử lý.
Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 với chủ đề “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới”. Ảnh: H.D |
Tại tọa đàm kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 với chủ đề “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với một số đơn vị tổ chức, chuyên gia đến từ UNDP Việt Nam đã đánh giá, kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng khi cầu xuất khẩu tiếp tục suy yếu do người dân và doanh nghiệp trên thị trường quốc tế giảm tiêu dùng.
Trong khi đó, để kích cầu tín dụng, việc nới lỏng chuẩn cho vay và hạ thấp lãi suất làm giảm chất lượng tài sản, tạo ra bong bóng tài sản. Do vậy, vị chuyên gia này khuyến nghị xây dựng chính sách tài khóa hợp lý nhằm kích cầu trong giai đoạn tăng trưởng toàn cầu giảm; kích thích, tăng hiệu quả đầu tư công; hiện đại hóa hệ thống an sinh xã hội…
Cũng từ góc nhìn của các chuyên gia quốc tế, bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng thế giới (WB) nhìn nhận, các biện pháp từ phía cung, chẳng hạn như tiếp tục nới lỏng và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, có thể sẽ kém hiệu quả hơn do lãi suất toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và thế giới có thể tăng lên, gây áp lực lên tỷ giá.
Tuy vậy, cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023 và sang năm 2024 vẫn còn. Theo WB, trong nửa sau của năm 2023, một số hàng xuất khẩu tăng có thể tăng nhẹ trên nền cơ sở rất thấp, nhưng hỗ trợ từ chính sách tài khóa và tiền tệ phát huy và tiếp tục giúp tiêu dùng và đầu tư tư nhân phục hồi. Trên cơ sở này, kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ tăng nhẹ, xuất khẩu có phần khởi sắc.
Trước những cơ hội và khó khăn như vậy, bà Dorsati Madani cho rằng, dư địa của chính sách tài khóa vẫn còn, nên cần hành động ngay để góp phần thúc đẩy và phục hồi kinh tế. Đó là phải đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công bằng cách cải thiện các quy trình, thủ tục thực hiện.
Cùng với giải pháp trên là phải phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ, theo các chuyên gia tại tọa đàm, trong ngắn hạn cần tháo gỡ khó khăn trên thị trường tín dụng, kích thích tăng trưởng bằng các biện pháp giãn hoãn nợ và tái cơ cấu.
Ngoài ra, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia nhấn mạnh đến giải pháp về cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy tài chính toàn diện, cải cách khối doanh nghiệp nhà nước, nâng cao khả năng thích ứng trong hoạt động xuất khẩu dựa trên đa dạng hóa thị trường…
Theo PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch. Điều này đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan cần khẩn trương có những biện pháp thích hợp, kịp thời để phục hồi tổng cầu, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.
Mặc dù khôi phục tổng cầu là chìa khóa để đưa nền kinh tế phục hồi trong ngắn hạn, nhưng chuyên gia kinh tế TS.Lê Duy Bình cho rằng, kích cầu phải kịp thời và phải có những nguyên tắc để tránh tạo ra các bất ổn khác như làm tăng lạm phát, tỷ giá hay tạo ra bong bóng tài sản. Vì thế, một số biện pháp kích cầu chỉ thực hiện tạm thời để kích thích được phản ứng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hơn nữa, các giải pháp kích cầu phải đúng đối tượng, hướng vào đối tượng có nhu cầu/cần chi tiêu cao, hay hướng vào hàng hóa nội địa bằng các giải pháp như giảm thuế GTGT, giảm phí trước bạ...
Tin liên quan
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics