Thúc đẩy tiêu dùng trong nước: Động lực từ tài chính tiêu dùng
Hậu Covid-19, tín dụng tiêu dùng vẫn có nhiều thời cơ để phát triển. Ảnh minh họa |
Lợi thế phát triển
Thị trường nội địa nước ta luôn được đánh giá là lớn và tiềm năng do dân số đông và dân số trẻ. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng cuối năm 2019, bằng 11,4% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay tiêu dùng chính thức vào khoảng 40% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Trong khi đó, ước tính cho vay tiêu dùng không chính thức chiếm khoảng 15-20% tổng dư nợ nền kinh tế (1,16-1,55 triệu tỷ đồng). Nên đây là dư địa rất lớn để các công ty tài chính tiêu dùng tiếp tục phát triển, mở rộng đối tượng cho vay.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là khoảng thời gian chịu giãn cách xã hội, tăng trưởng tín dụng đã ở mức rất thấp so với mọi năm, trong đó có cả tín dụng tiêu dùng. Hơn nữa, hiện tình hình nợ xấu của các ngân hàng và công ty tài chính có xu hướng tăng lên, nên việc kích thích tài chính tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn.
Dù vậy, theo các chuyên gia, triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn rất lớn và sáng hơn nhiều so với các nước, nên dư địa cho tài chính tiêu dùng còn lớn. PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhu cầu vay tiêu dùng thuộc nhóm “dưới chuẩn" chưa được đáp ứng trên thực tế là rất lớn, rất đa dạng và cũng rất cấp thiết, nhất là thời kỳ hậu Covid-19. Hơn nữa, hiện nay, cho vay tiêu dùng thường tập trung vào 2 sản phẩm phổ biến là cho vay mua nhà (đầu tư bất động sản), sửa nhà với gần 50% dư nợ tín dụng tiêu dùng và vay để mua ô tô khoảng 10% tổng dư nợ. Trong khi 2 sản phẩm khác là thẻ tín dụng và cho vay sinh viên lại chưa phổ biến. Ngoài ra, một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng mục đích khác có tỷ trọng khá khiêm tốn, do những khó khăn trong việc phát triển quan hệ với nhà cung cấp, tiếp cận khách hàng và xử lý thủ tục vay…
Tìm sản phẩm phù hợp
Dưới những tác động của dịch bệnh, không chỉ suy thoái kinh tế mà còn thay đổi cả thói quen và đời sống của người dân, nên để đáp ứng các nhu cầu vay “dưới chuẩn”, các công ty tài chính phải có những sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp, giúp người dân tránh xa “tín dụng đen”.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bên cạnh việc tạo điều kiện về hành lang pháp lý, quản lý từ cơ quan chức năng, các công ty tài chính tiêu dùng, ngân hàng thương mại cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường sau dịch bệnh. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến những thay đổi về xu hướng tiêu dùng, thị hiếu mới của khách hàng để phát triển các chính sách, sản phẩm phù hợp.
Hơn nữa, cũng theo vị chuyên gia này, các công ty tài chính cần quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ. Nhiều công ty hiện vẫn còn quản lý thủ công, tốn kém, dẫn đến buộc phải đẩy lãi suất cao lên. Các công ty tài chính cần chú trọng quản trị rủi ro tín dụng, cân đối phù hợp giữa rủi ro và lãi suất cho vay, đưa về mức hợp lý để thu hút người dân tăng vay tiêu dùng và giảm rủi ro không trả được nợ, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự để phát triển hiệu quả, bền vững…
Ngoài ra, cùng với phương thức cho vay truyền thống, các công ty tài chính và ngân hàng thương mại nên triển khai thí điểm các sản phẩm cho vay ứng dụng công nghệ tài chính (fintech), cũng như tạo ra một nền tảng số giống như các công ty cho vay ngang hàng. Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý vừa có thể khuyến khích, nhưng vẫn có thể quản lý một cách chặt chẽ và minh bạch hoạt động tín dụng tiêu dùng. Trước hết là việc nghiên cứu và công bố một chương trình cho vay tiêu dùng hỗ trợ người dân có nhu cầu vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Ngoài ra, số lượng tổ chức cho vay tiêu dùng chính thức chưa nhiều, dẫn đến ít cạnh tranh, tạo thành đất sống cho “tín dụng đen", nên phải có giải pháp phát triển thêm các tổ chức tín dụng cả về số lượng và mô hình.
Đặc biệt, để tăng chi tiêu nội địa, không chỉ kích thích vào tín dụng tiêu dùng, theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN, các cơ quan chức năng cần khẩn trương chi hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cứu trợ người mất việc, nghèo khó duy trì cuộc sống; giải ngân gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách xã hội để DN vay vốn trả lương cho công nhân viên chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh; kích cầu tạo việc làm có thu nhập từ gói đầu tư công 700.000 tỷ đồng… Không những thế, việc giáo dục tài chính cá nhân, thay đổi thói quen người tiêu dùng cũng phải được chú trọng để phát triển một cách toàn diện, theo đúng chiến lược về phổ cập tài chính vi mô mà Chính phủ đã ban hành.
Tin liên quan
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kinh tế - xã hội 11 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
21:47 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics