Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Ba Lan qua các tuyến hàng hải mới
Thúc đẩy giao thương Việt - Nga Thúc đẩy giao thương giữa các nước BPC Đơn giản hóa giao dịch điện tử để thúc đẩy giao thương xuyên biên giới |
Các kết nối tàu biển mới giữa cảng Gdańsk và Vũng Tàu sẽ được khởi động vào đầu năm 2025. Ảnh minh họa: ST |
Thương mại song phương ngày càng sôi động
Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TPHCM (VCCI TPHCM) cho biết, trong thời gian qua, quan hệ song phương Việt Nam - Ba Lan không ngừng được củng cố trên mọi lĩnh vực, nhất là quan hệ thương mại và đầu tư. Hiện hai nước đang tích cực triển khai nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba Lan (4/2/1950 - 4/2/2025).
Trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ba Lan ghi nhận tăng trưởng ấn tượng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 2,8 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ba Lan đạt trên 2,5 tỷ USD (tăng 24,3%) và giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Ba Lan đạt trên 321 triệu USD (tăng 5%). |
Đặc biệt, ông Liêm cho biết, Việt Nam và Ba Lan là hai quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng sản phẩm của hai bên về cơ bản không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau. Ba Lan hiện có nhu cầu lớn về những mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, cá tra, cá basa, tôm, xoài, dứa, chanh leo, cà phê, hạt điều… Trong khi đó, Ba Lan có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng như thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt cừu, thịt heo… có chất lượng cao, được sản xuất theo tiêu chuẩn của EU. Đây là những mặt hàng Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khá lớn. Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao nhiều năm, Ba Lan có thể chia sẻ kinh nghiệm cải tiến công nghệ nông nghiệp. Vì vậy, hai bên còn nhiều dư địa hợp tác.
Về quan hệ đầu tư, tính đến 31/10/2024, Ba Lan đã đầu tư vào Việt Nam 33 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 474 triệu USD. Trong đó, riêng tại TPHCM có 10 dự án. Các dự án FDI của Ba Lan đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các dự án 100% vốn nước ngoài, tập trung trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo và thông tin truyền thông…
Ông Paweł Krężel, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Hàng hải và Giao thông thủy nội địa, Bộ Cơ sở hạ tầng Ba Lan đánh giá, Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia ngày càng càng có ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu, mở cửa cho các thị trường mới trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, đứng thứ 36 trên toàn cầu, với GDP ấn tượng hơn 408 tỷ USD vào năm 2022. Do đó, ông Paweł Krężel đánh giá đây là cơ hội to lớn để các doanh nghiệp Ba Lan thiết lập và mở rộng sự hiện diện tại thị trường năng động này.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) năm 2020 xóa bỏ hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa giao dịch giữa hai bên, tiếp tục khuyến khích các doanh nhân Ba Lan và Việt Nam mở rộng thương mại. “Đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nhân Ba Lan chưa thâm nhập thị trường Việt Nam có cái nhìn sâu hơn và xem xét khám phá các khả năng trên quy mô rộng hơn” – ông Paweł Krężel nhận định. Đồng thời, xu hướng tăng đáng kể về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã định vị vững chắc Việt Nam là nhà cung cấp chính cho Ba Lan, với khối lượng nhập khẩu từ Việt Nam đạt gần gấp 10 lần so với xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam. Quỹ đạo này nhấn mạnh sự phụ thuộc ngày càng tăng của Ba Lan vào các sản phẩm của Việt Nam và mở đường cho các mối quan hệ thương mại song phương sâu sắc hơn nữa.
Kỳ vọng các tuyến hàng hải mới
Với tiềm năng còn rất lớn, các ý kiến đều cho rằng, để mở rộng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Ba Lan, hoạt động vận tải hàng hải đóng vai trò rất quan trọng. Nhận diện rõ cơ hội này, ngày 28/11, Cảng Gdańsk, cảng biển lớn nhất Ba Lan, đã tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam – Ba Lan (Business Mixer) tại TPHCM nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong ngành cảng biển và vận tải biển giữa hai nước.
Bà Dorota Pyć, Giám đốc điều hành, Cảng vụ Gdańsk cho biết, với vị trí chiến lược trên biển Baltic cùng các khoản đầu tư và hiện đại hóa đáng kể, Cảng Gdańsk đã phát triển thành một cửa ngõ quan trọng cho Trung và Đông Âu, cung cấp khả năng tiếp cận rất lớn với các thị trường và đối tác quan trọng của châu Âu. Theo đó, bà Dorota Pyć bảy tỏ mong muốn đưa cảng Gdańsk thành cửa ngõ kết nối Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á với khu vực Trung và Đông Âu.
Bà Dorota Pyć cũng cho biết thêm, do mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đang thực hiện dịch chuyển nhà máy sang Đông Nam Á và Việt Nam là một trong những điểm đến nổi bật trong xu hướng này. Do đó, luồng hàng hóa từ Đông Nam Á đi các thị trường, trong đó có châu Âu được dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi nhiều tuyến vận tải đang trở nên đông đúc. Căng thẳng ở Biển Đỏ là một ví dụ điển hình. Hiện các chủ hàng phải tìm ra những tuyến đường mới để đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động giao thương quốc tế.
Trong bối cảnh đó, vào tháng 2/2025, các kết nối tàu biển mới giữa cảng Gdańsk và Vũng Tàu sẽ được khởi động, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong hợp tác kinh tế Ba Lan - Việt Nam. Các dịch vụ hàng tuần của hãng tàu MSC gồm BRITANNIA (hướng Tây) và ALBATROS (hướng Đông) cũng như các dịch vụ bổ sung hàng tuần do liên minh GEMINI điều hành sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả thương mại và quy mô giữa hai nước. “Đây sẽ là tuyến hàng hải triển vọng cho sự kết nối vận tải giữa châu Á và châu Âu” – bà Dorota Pyć nhấn mạnh.
Ông Dominik Landa, Giám đốc bộ phận Chiến lược và Phát triển, Cảng vụ Gdańsk cho biết, trước đây hàng hóa của Việt Nam đi Ba Lan và ngược lại đều phải trung chuyển qua cảng tại Singapore. Với việc mở tuyến hàng hải trực tiếp từ Vũng Tàu tới cảng Gdańsk, thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ được giảm rất nhiều. Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn và giúp thúc đẩy hoạt động giao thương giữa hai nước.
Tin liên quan
Lào Cai chú trọng đầu tư hạ tầng cửa khẩu thúc đẩy giao thương
07:53 | 03/12/2024 Kinh tế
Giao thương hàng hóa nhìn từ cửa khẩu biên giới Lạng Sơn
10:34 | 26/11/2024 Hải quan
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Huy động chậm hơn tín dụng có thể gây áp lực lên mặt bằng lãi suất
20:38 | 10/12/2024 Kinh tế
Vĩnh Phúc ký kết hợp tác và cấp chứng nhận đầu tư gần 640 triệu USD
17:31 | 10/12/2024 Kinh tế
Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer
16:19 | 10/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:44 | 10/12/2024 Kinh tế
Gần 31,4 tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam trong 11 tháng
14:42 | 10/12/2024 Kinh tế
Vĩnh Phúc xanh hoá các khu công nghiệp, sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới
17:24 | 09/12/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam: Chinh phục khách ngoại trên hệ thống siêu thị
15:00 | 08/12/2024 Kinh tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15%, còn có thể cao hơn nếu không có bão số 3
20:52 | 07/12/2024 Kinh tế
CPI 11 tháng tăng 3,69%
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
11 tháng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng đạt 715,55 tỷ USD
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận các thị trường mới
08:04 | 07/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Huy động chậm hơn tín dụng có thể gây áp lực lên mặt bằng lãi suất
Ngành Tài chính luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Hải quan Nghệ An: Thu nộp ngân sách đạt 122,72% chỉ tiêu được giao
Rà soát, xử lý doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế
Vĩnh Phúc ký kết hợp tác và cấp chứng nhận đầu tư gần 640 triệu USD
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia