Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mục tiêu cao nhất lúc này là bảo đảm an ninh, an toàn, an dân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và lãnh đạo các ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch, diễn ra vào chiều 7/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN |
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, liên tục, làm hết sức mình, “ngày đêm sớm tối”, bám sát diễn biến dịch để năng động, sáng tạo đưa ra những chỉ đạo phù hợp, hiệu quả từ những ngày đầu dịch xuất hiện của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương, hoan nghênh nhiều địa phương, bộ, ngành, một số Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố khẩn trương vào cuộc, sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh. Các lực lượng tuyến đầu như: Y tế, Công an, Quân đội… đã thể hiện vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng đánh giá, hiện nay trên thế giới, đặc biệt các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có các nước láng giềng của Việt Nam, tình hình dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp; số người mắc bệnh, tử vong có chiều hướng tăng lên. Diễn biễn dịch rất khó lường với sự xuất hiện của chủng mới gây lây nhiễm nhanh, gây tử vong nhanh, khó dự đoán.
Về tình hình dịch COVID-19 trong nước, Thủ tướng khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện và quản lý của Chính phủ, các cấp chính quyền, sự vào cuộc của nhân dân, đến nay, Việt Nam cơ bản kiểm soát được tình hình để từ đó tiếp tục vững tin phòng, chống dịch.
Liên quan đến những ca bệnh ghi nhận trong nước trong những ngày gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản do sự lơ là, chủ quan, mất cảnh giác của nhiều địa phương, các cấp chính quyền, cấp ủy tổ chức Đảng, nhân dân, cộng với ngày nghỉ lễ kéo dài, dịch bệnh diễn biến nhanh, khó lường.
Lưu ý tránh hai khuynh hướng ứng xử trước dịch COVID-19 “lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và sợ sệt, mất bình tĩnh”, Thủ tướng Chính phủ đề nghị: “Phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thông minh, sáng suốt để đánh giá và nắm chắc tình hình, lựa chọn phương án xử lý phù hợp, đạt được mục tiêu “vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa ổn định tình hình, chống dịch và khắc phục hậu quả tốt hơn”.
Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành phát huy khí thế, thành quả, kinh nghiệm qua 3 đợt bùng phát dịch trước, nêu rõ các bài học kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo công việc tốt hơn, đặc biệt công tác phòng, chống dịch.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, trên tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng -Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế..., căn cứ vào tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, cũng như căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo phù hợp, sát thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, sự vào cuộc của nhân dân, Thủ tướng đề nghị: “Càng khó, càng phức tạp, càng nhạy cảm, chúng ta càng phải huy động sức mạnh, phát huy dân chủ trí tuệ tập thể, phát huy hết nội lực với tinh thần “phòng là cơ bản, là chiến lược, là lâu dài, là quyết định; chống là quan trọng, thường xuyên và quyết liệt”; kết hợp tư tưởng chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Tư tưởng không được trông chờ, ỷ lại; tự lực tự cường, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trí tuệ của nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tương trợ mỗi khi khó khăn của toàn dân tộc”.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, chúng ta chuyển từ trạng thái phòng ngự là chính, sang kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, nhưng lấy tấn công là chính. Trong đó, chủ động tăng cường các biện pháp về công nghệ; các biện pháp kiểm soát, giám sát, kiểm tra, xử lý; đặc biệt, thực hiện nghiêm thông điệp “5K + vaccine”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN |
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 đã nêu rõ nhiệm vụ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Y tế tiếp tục cập nhật, sẵn sàng cho mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. Các tỉnh, thành phố chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, năng lực cách ly, đảm bảo đáp ứng các tình huống, xây dựng các kịch bản, tình huống, khả năng dự báo.
Nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình, vì sức khỏe cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát tình hình, cấp tỉnh kiểm tra, giám sát cấp huyện; cấp huyện kiểm tra giám sát cấp xã; cấp xã kiểm tra, giám sát cấp thôn; cấp thôn kiểm tra, giám sát từng người theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Tỉnh, thành phố không làm thay quận/huyện; quận/huyện không làm thay xã/phường; xã/phường không làm thay thôn/phố; thôn/phố không làm thay từng người. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình, sức khỏe của cộng đồng.
Nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu, Thủ tướng khẳng định, ở đâu người đứng đầu gương mẫu chấp hành, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, đưa ra các giải pháp phù hợp, nơi đó thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Ở đâu người đứng đầu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, ở đó xảy ra hậu quả. Vừa qua, Chính phủ đã quyết liệt trong việc chỉ đạo, xử lý những người để xảy ra hậu quả; đồng thời khuyến khích, khen thưởng những cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt.
Rút kinh nghiệm từ đợt phòng, chống dịch tại Hải Dương (1/2021), Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo phân cấp phải đảm bảo phạm vi áp dụng gọn, hẹp nhất có thể, tránh tối đa các tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, đảm bảo thông quan hàng hóa, nguyên liệu sản xuất. Các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo thẩm quyền được giao. Nếu cách ly các vùng giáp ranh các tỉnh, thành phố khác phải có sự bàn bạc, thống nhất, trường hợp cách ly toàn tỉnh phải báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chấp hành nghiêm, chấp hành đúng quy định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể hóa các thể chế, công cụ, cơ chế, chính sách; làm rõ địa chỉ, trách nhiệm của các cấp cũng như cá nhân trong công tác phòng, chống dịch với từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ lắp ráp, dễ kiểm tra, dễ đánh giá. Đồng thời, Thủ tướng lưu ý một số địa phương khẩn trương chấn chỉnh, thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, theo dõi sức khỏe sau cách ly tập trung đối với người nhập cảnh, đảm bảo thực hiện nghiêm các khâu bàn giao, tiếp nhận, theo dõi sức khỏe tại gia đình.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN |
Về xuất nhập cảnh trái phép và quản lý người cư trú trái phép, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an huy động lực lượng Công an rà soát, phát huy vai trò của lực lượng Công an chính quy ở cơ sở, huy động nhân dân cùng vào cuộc; siết chặt kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp.
Liên quan đến việc tự cập nhật, đánh giá lên Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19 (www.antoancovid.vn), Thủ tướng cho biết, tỷ lệ đăng ký và thực hiện đánh giá an toàn với dịch bệnh còn quá thấp; Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần khẩn trương cập nhật thông tin, phát huy sáng tạo của người Việt Nam, tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác phòng, chống dịch.
Về vấn đề vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng nêu rõ, công tác tiếp cận vaccine hiện đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đang nỗ lực, đàm phán để sớm có vaccine. Đặc biệt, Bộ Y tế nhanh chóng tiếp cận để sớm có vaccine ngừa COVID-19, sử dụng có hiệu quả nguồn vaccine đã có, ưu tiên cho các nơi tuyến đầu chống dịch.
Thủ tướng khẳng định, mục tiêu cao nhất lúc này là phải tập trung phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh để đảm bảo an ninh, an toàn, an dân, bảo vệ sức khỏe cho người dân, cộng đồng, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép; có các kịch bản nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sắp tới. Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị tổ chức kết thúc năm học 2020-2021 theo đúng luật, căn cứ vào tình hình cụ thể để vừa đảm bảo học sinh được kết thúc năm học tốt đẹp, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng yêu cầu công tác truyền thông phải thực hiện khách quan, tích cực, chia sẻ, tạo hiệu ứng tốt, sức lan tỏa để cả hệ thống chính trị và người dân vào cuộc, chung sức chung lòng phòng, chống dịch.
Nhấn mạnh “một người lơ là cả xã hội vất vả”, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi sự ủng hộ, cộng tác của người dân, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì sức khỏe của cộng đồng và vì sức khỏe của chính mình, mỗi người dân tự giác, gương mẫu thực hiện các quy định, quy chế. Các cán bộ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ chính trị nói chung, đặc biệt đối với việc phòng, chống, ngăn chặn và khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 nói riêng.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi tài chính cho công nghiệp bán dẫn
15:47 | 14/12/2024 Kinh tế
Thủ tướng Chính phủ: Tăng nguồn thu, cần "cởi trói" để mở rộng sản xuất kinh doanh
19:23 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Để xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, ngành Thủy sản nêu loạt kiến nghị
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
Đề xuất sửa quy định về sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình đã xây dựng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics