Thủ tướng nhấn mạnh 3 động lực "tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu" cho phục hồi kinh tế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Giải pháp kiểm soát lạm phát là "cầu kéo, cung đẩy"
Theo đó, trả lời câu hỏi về định hướng đối ngoại của đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì sự phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam thực hiện đường lối này với 3 trụ cột chính: ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa và thu được nhiều kết quả quan trọng, ứng phó linh hoạt với các sự kiện quốc tế. Đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải.
Trả lời về vấn đề phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ cho hay, qua 2 năm chống dịch chưa từng có tiền lệ, không thể dự báo và mất rất nhiều công sức kiểm soát dịch bệnh, đến nay vẫn chưa thể dành được thời gian để tổng kết việc này. Ban Chỉ đạo thống nhất phải tiến hành tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra giải pháp cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ, với quan điểm chống dịch “đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết và trước hết” và “chống dịch từ sớm, từ xa”, có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè quốc tế thì nước ta đã thành công.
Về bài học phục hồi kinh tế sau Covid-19, Thủ tướng Chính phủ làm rõ, có 3 nền tảng liên quan đến vĩ mô là tăng trưởng, chống lạm phát, kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh nguồn vốn có hạn nên cần tập trung vào 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Về vấn đề kiểm soát lạm phát, Thủ tướng cho biết, có hai nội hàm cần quan tâm trong kìm hãm lạm phát là "cầu kéo" giảm đi, "cung đẩy" phù hợp. Theo đó, cần tìm điểm cân bằng quan trọng giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, qua kinh nghiệm về kiểm soát lạm phát, rổ hàng hóa lớn nhất là ăn uống chiếm 39,3%, tiếp đó là xây dựng, vật liệu chiếm 19%, cộng thêm trang thiết bị, đồ gia dụng, ăn mặc, giáo dục và y tế… chiếm tổng cộng là 86%. Vì vậy chống lạm phát cần tập trung vào nhóm "cầu kéo", để đưa tiền ra cân đối về đầu tư công cho phù hợp. Thủ tướng nêu rõ, kinh nghiệm của Việt Nam là chúng ta tự chủ lương thực thực phẩm, với nông nghiệp là trụ đỡ, tích cực rà soát việc lên giá của vật liệu.
Với chiến lược về phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, Thủ tướng cho hay nhiệm kỳ này sẽ dành 470.000 tỉ đồng cho phát triển. So với nhiệm kỳ trước là 165.000 tỉ đồng, huy động được 134.000 tỉ đồng, thì nay mức bố trí cao hơn so với trước. Các giải pháp tập trung là hợp tác công tư, Chính phủ đang cho tổng kết cơ chế BOT, nghiên cứu thêm cơ chế BT để đầu tư mạnh về hạ tầng chiến lược nói chung.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khắc phục được tình trạng "trên nóng dưới lạnh". Ảnh: Quochoi.vn |
Nêu cao tinh thần gương mẫu trong tiếp công dân
Chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Hoàng Anh Công (đoàn Thái Nguyên) đề nghị nêu về giải pháp khắc phục dứt điểm thực trạng thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu các cơ quan hành chính một số nơi chưa thực hiện nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, ngại va chạm, không tiếp công dân, không đối thoại với dân, thiếu quyết liệt, công tâm, khách quan trong việc giải quyết dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, trở thành những vụ việc tồn đọng kéo dài.
Trả lời đại biểu, Thủ tướng cho rằng, giải pháp đặt ra là cần rà soát việc quy định liên quan đến quy chế, pháp luật còn phù hợp với thực tiễn hay không; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, không né tránh, đặc biệt nêu cao tinh thần gương mẫu trong việc tiếp công dân của người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tiếp công dân.
Bên cạnh đó, nói về vấn đề cải cách thể chế, thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, nên cần phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và tôn trọng thực tiễn khách quan, phục vụ lợi ích của người dân, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể.
Chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Quảng Ninh) phản ánh, nhiều cử tri cho rằng vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên trải thảm, dưới trải đinh”, vẫn còn tư tưởng làm ít sai ít. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm cũng như giải pháp khắc phục về vấn đề này.
Trả lời, Thủ tướng cho hay Việt Nam là nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi. Trong quá trình vận hành, trưởng thành lớn lên cùng đất nước, lớn lên cùng sự phát triển chung, chúng ta phải kiên trì hoàn thiện thể chế, dùng rất nhiều biện pháp để đơn giản bộ máy, tinh giản biên chế, thu hút người tài…
Ngoài ra, theo Thủ tướng, cùng với xây dựng đội ngũ cán bộ thì phải chống tư tưởng “trên nóng dưới lạnh", tình trạng này đang từng bước được cải thiện nhưng cần kiên trì. Bên cạnh triển khai các biện pháp đồng bộ, cũng cần động viên tinh thần, khen thưởng kịp thời, xử lý vi phạm phải nghiêm minh, công tác cán bộ phải dân chủ, phải công khai, minh bạch…
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics