Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Quang cảnh TP.HCM. Ảnh minh họa. |
Chị thị nêu rõ mục tiêu của Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo đảm công bằng, ổn định chính trị xã hội, hài hòa giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái với việc bảo vệ và phát triển rừng; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của các Hiệp định Thương mại tự do và Bảo hộ khuyến khích đầu tư như CPTPP, EVFTA, EVIPA,…; đổi mới tư duy, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các yếu tố bứt phá để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc hiện thực hóa chiến lược phát triển của Vùng và cả nước.
Vùng KTTĐ phía Nam là Vùng kinh tế động lực đầu tàu, trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực, là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước; thực hiện vai trò cầu nối với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên mà hạt nhân là TP.HCM; phấn đấu đến năm 2025 có 7/8 tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ phía Nam có điều tiết về ngân sách trung ương.
3 nhóm giải pháp
Để đạt được những mục tiêu trên, Chỉ thị nêu ra 3 nhóm giải pháp về: Cơ chế, chính sách; liên kết các ngành, lĩnh vực và nguồn lực.
Về cơ chế, chính sách, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư công, làm cơ sở thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư công và khuyến khích kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; đề xuất phương án hoàn thiện cơ chế điều phối hoạt động Vùng KTTĐ để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các thành viên Hội đồng vùng, trong đó phân định rõ trách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa Ban chỉ đạo, các Hội đồng vùng, các bộ, ngành và địa phương trong vùng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2019.
Bộ Tài chính nghiên cứu, hoàn chỉnh quy định về phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; phí sử dụng kết cấu hạ tầng, giá phí sau đầu tư, có sự điều tiết của Nhà nước tuân thủ nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.
UBND các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ phía Nam khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 7/2019.
Đồng thời, triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững; thực hiện hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách bảo hiểm nông nghiệp, chính sách khuyến nông.
Để tạo liên kết các ngành, lĩnh vực trong Vùng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, các dự án kết nối trong khu vực, đặc biệt là cao tốc Bến Lức – Long Thành, phấn đấu khởi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong Quý IV/2020; chỉ đạo thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận; Mỹ Thuận – Cần Thơ trong năm 2021; chú trọng đầu tư đường thủy nội địa kết nối vận tải thủy Đồng bằng Sông Cửu Long với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, đẩy mạnh phát triển vận tải thủy với Campuchia.
Cùng với đó, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải ưu tiên phát triển mạng lưới trung tâm logistics của Vùng; kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; giúp doanh nghiệp định hướng xây dựng chiến lược phát triển, cải tiến chất lượng sản phẩm, tìm kiếm những thị trường tiềm năng...
Để phát triển nguồn lực, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên nguồn lực của Nhà nước để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn, úng ngập.
Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực Nhà nước để đầu tư, đồng bộ hóa hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo ra liên kết vùng như: các công trình trên trục hướng tâm, các vành đai, các đường kết nối các cảng biển và hành lang vận tải quốc tế...
UBND các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ phía Nam chủ động huy động đa dạng các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa Trung ương và địa phương, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất đột phá, tạo ra liên kết Vùng...
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK