Thu ngân sách cả năm 2020 ước đạt 98,3% dự toán, cao hơn mức báo cáo Quốc hội
Hải quan Long An: Nhiều tín hiệu khởi sắc từ hoạt động xuất nhập khẩu | |
Hải quan Hà Nội: Phấn đấu vượt 5% chỉ tiêu thu NSNN năm 2021 | |
Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.307,4 nghìn tỷ đồng |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. |
Nhiều địa phương trọng điểm thu vượt dự toán
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Chúng ta trải qua năm 2020 với rất nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù vậy, những kết quả kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đạt được đến nay là khá toàn diện và tích cực.
Kết quả thu ngân sách nhà nước đến hết ngày 28/12/2020 đạt 1.426 nghìn tỷ đồng, bằng 94,32% dự toán, cao hơn 101,4 nghìn tỷ đồng so với con số đã báo cáo Quốc hội.
Bộ Tài chính vẫn đang chỉ đạo các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước phối hợp với các cấp, các ngành tiếp tục đôn đốc các khoản thu trên tinh thần thu đúng quy định, đủ, kịp thời, tuyệt đối không động viên các doanh nghiệp nộp trước các khoản thu chưa đến hạn.
Trên cơ sở cập nhật số thu đến nay, Bộ Tài chính ước thu ngân sách cả năm 2020 đạt 1.472 nghìn tỷ đồng, đạt 98,3% dự toán, cao hơn 148 - 150 nghìn tỷ đồng so với số đã đánh giá tháng 8, tháng 9 để báo cáo Quốc hội. Trong đó, thu nội địa đạt trên 98% dự toán, thu dầu thô đạt trên 97,7% dự toán và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 85,6% dự toán.
Theo phân cấp, thu cân đối ngân sách địa phương ước vượt 40 nghìn tỷ đồng (106%) so với dự toán; có 56/63 địa phương ước thu nội địa vượt dự toán Thủ tướng giao, 55/63 địa phương ước vượt thu cân đối ngân sách địa phương.
Trong đó, đối với các tỉnh trọng điểm thu, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ đánh giá vượt dự toán.
Một số địa phương chưa hoàn thành dự toán như: TP HCM ước đạt 90%, Vĩnh Phúc đạt 93,6%; Đà Nẵng đạt 70,9%; Quảng Nam đạt 89,4%, Quảng Ngãi đạt 76,1% và Khánh Hòa đạt 70,7%.
Thu cân đối ngân sách Trung ương ước đạt 776 nghìn tỷ đồng, bằng 88,4% dự toán, cao hơn 51 nghìn tỷ đồng so với đã báo cáo Quốc hội.
Mặc dù thu ngân sách trong điều kiện khó khăn nhưng vẫn đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng theo dự toán, đặc biệt là chi đầu tư phát triển, đồng thời bổ sung chi phòng chống dịch, hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập; chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, các cơ quan nhà nước đã thực hiện tiết kiệm 70% chi hội nghị, hội thảo, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.
Về giải ngân vốn đầu tư phát triển năm 2020, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính “có bước tiến bộ lớn”. Ước đến 31/12 đạt tỷ lệ 82,8% dự toán (nếu kể cả số vốn các năm trước chuyển sang năm 2020 thì tỷ lệ giải ngân đạt 73%), trong đó vốn trong nước đạt 87%, vốn ngoài nước đạt 46%; khối bộ, cơ quan trung ương đạt 69,4%, địa phương đạt 86,7%. Phấn đấu đến hết ngày 31/1/2020, tỷ lệ giải ngân đạt 92 - 93%.
Nhờ thu ngân sách cao hơn và triệt để tiết kiệm các khoản chi, nên bội chi ngân sách năm nay ước bằng 4,1 - 4,2% GDP, thấp hơn so với mức đã báo cáo Quốc hội là 4,99% GDP. Tỷ lệ nợ công đến hết năm 2020 ước bằng 55 - 56% GDP.
“Tổng hợp chung 5 năm, chúng ta đã cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch tài chính 5 năm (2016 - 2020) cả về tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ nợ công theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII, Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016-QH14 của Quốc hội, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn tài chính, ổn định vĩ mô, nâng cao hệ số tín nhiệm của Việt Nam” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Tiếp tục triệt để tiết kiệm
Về thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ngành Tài chính sẽ khẩn trương rà soát, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền các giải pháp ưu đãi, miễn, giảm, giãn các khoản thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút các nguồn dịch chuyển vốn đầu tư phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn kế hoạch. Tuy nhiên, việc đề xuất các chính sách phải căn cứ tình hình thực tiễn, đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh đó, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, đề nghị các ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương cần quan tâm chỉ đạo công tác ngân sách, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh; chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ...; giao chỉ tiêu giảm nợ đọng thuế xuống dưới 5%; phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước tối thiểu 3% so với dự toán Trung ương giao.
Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, người đứng đầu ngành Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phân giao đến từng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo các nhiệm vụ chính trị quan trọng; tuân thủ các quy định về quản lý ngân sách nhà nước; cần khắc phục triệt để tình trạng chậm trễ trong giao vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư ngoài nước.
Đối với chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương tiếp tục triệt để tiết kiệm các khoản hội họp, khánh tiết, công tác phí, hạn chế mua sắm xe ô tô và các trang thiết bị đắt tiền.
Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế đặc thù, thực hiện giảm tối thiểu 15% so với dự toán năm 2020 theo đúng Nghị quyết số 129/2020/QH14 của Quốc hội; đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới khu vực sự nghiệp công, giảm tối thiểu 5% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí; không hỗ trợ chi thường xuyên đối với các đơn vị đã tự chủ toàn bộ kinh phí.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đối với các chính sách, chế độ, nhiệm vụ thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 cần phải triển khai liên tục để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, hiệu quả kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan được giao chủ trì khẩn trương rà soát, đề xuất phương án phân bổ kinh phí thực hiện năm 2021 theo quy định và thực tế thực hiện các năm qua, gửi Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự toán để triển khai thực hiện.
“Thủ trưởng các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2020 ngay từ ngày đầu, tháng đầu, phấn đấu giải ngân hết số vốn được giao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị.
Cũng theo Bộ trưởng, năm 2021, cần tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại khu vực ngân hàng, xử lý dứt điểm các dự án đầu tư thua lỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống.
Do đó, Bộ trưởng đề nghị dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 đã bao gồm 40 nghìn tỷ đồng nguồn cổ phần hóa, thoái vốn của ngân sách Trung ương. Vì vậy, các bộ, cơ quan có liên quan cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện lộ trình cổ phần hoá, thoái vốn ngay từ đầu năm, tránh dồn vào thời điểm cuối năm như một số năm gần đây.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK