“Thu hút FDI có điều kiện” - kim chỉ nam cho thu hút FDI thế hệ mới
Thưa ông, bên cạnh những thành tựu thì hạn chế của thu hút FDI trong thời gian qua là không nhỏ và điều chỉnh chính sách thu hút FDI là điều được nhiều người nhắc tới cho thu hút FDI thế hệ mới. Là người có 30 năm kinh nghiệm trong công tác thu hút FDI, xin cho biết suy nghĩ của ông về vấn đề này?
- Kết quả cụ thể của 30 năm thực hiện thu hút vốn FDI cho thấy, Việt Nam đã hấp thụ một lượng vốn FDI lên tới 333,8 tỷ USD tính đến cuối tháng 8/2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam thu hút 20,33 tỷ USD vốn FDI, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Số vốn này không chỉ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thần kỳ mà còn thay đổi cơ bản quan hệ kinh tế, sản xuất, kinh doanh của đất nước.
Tuy nhiên, những hạn chế của thu hút FDI thời gian qua đặt ra vấn đề cần xem xét lại chính sách thu hút FDI. Bên cạnh đó, bối cảnh chính trị – kinh tế thế giới đã và đang diễn biến phức tạp, khó tiên đoán, cuộc Cách mạng 4.0, khiến tốc độ tiến bộ của khoa học và công nghệ đã trở nên nhanh đến chóng mặt, chủ nghĩa bành trướng của nước lớn vẫn hiện hữu và ngày càng tinh vi hơn, hình thức xâm lấn mềm thông qua đầu tư, thương mại, di dân cũng đã hiển hiện, vốn đầu tư đã trở thành một vũ khí của các nước lớn trong việc mở rộng ảnh hưởng của mình… Trong bối cảnh này, việc chủ động chuyển hướng chính sách trong giai đoạn tới đối với FDI là cần thiết trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng: "Không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá".
Chủ động chuyển hướng chính sách thu hút FDI ở đây có ý nghĩa: Song song với việc có các giải pháp thích hợp ngăn ngừa được các tác động xấu về kinh tế – chính trị quốc tế nêu trên, Việt Nam vẫn phải duy trì việc phát triển những lĩnh vực, ngành nghề truyền thống và những ngành nghề có tiềm năng phát triển, là mũi nhọn của nền kinh tế, bằng cách bắt kịp những tiến bộ của khoa học và công nghệ, làm sao để đưa được các tiến bộ này, thông qua FDI, hay mua công nghệ, đưa ngay vào sản xuất các sản phẩm, hàng tiêu dùng trong nước và XK. Chủ động chuyển hướng chính sách còn bởi vì có những chính sách chúng ta đã kiên trì theo đuổi, dành nhiều tâm huyết trong thời gian qua, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu. Không phải do chúng ta kém cỏi, mà do chúng ta chưa chịu nhìn ra bản chất của FDI là đầu tư tư nhân, là thu lời tối đa thông qua đầu tư tại nước ngoài. Hoạt động đầu tư thu lời này của các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đối với Việt Nam mà còn tương tự đối với tất cả các nước tiếp nhận đầu tư khác.
Thưa ông, chuyển giao công nghệ vẫn được xem là hạn chế lớn trong thu hút FDI thời gian qua. Trong định hướng thu hút FDI thế hệ mới, theo ông cần làm gì để khắc phục hạn chế này?
- Thu hút FDI là hoạt động trong thị trường đầu tư quốc tế, thị trường này có thể hiểu một cách đơn giản là "chợ đầu tư" và đã là chợ thì có mua, có bán, và không ai cho không ai bao giờ. Không có nhà đầu tư nào lại chuyển giao công nghệ cao (CNC) của họ cho người khác trong khi công nghệ đó vẫn mang lại cho họ lợi nhuận cao và chưa có công nghệ mới thay thế. Vì thế, cần chuyển hướng chính sách từ trông chờ vào chuyển giao CNC từ các nhà đầu tư nước ngoài cho Việt Nam sang việc chủ động tìm mua CNC để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm XK Made in Vietnam, cũng như chất lượng hàng tiêu dùng trong nước. Song song đó, tập trung vốn đầu tư cho đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý CNC. Bài học của một số DN tư nhân của Việt Nam chủ động bỏ vốn ra mua công nghệ, thuê chuyên gia về đào tạo, từ đó đã phát triển DN nhanh có hiệu quả và thành công là những bài học quý báu cần nhân rộng.
Nhưng việc tiếp cận công nghệ cao là vô cùng khó khăn khi nguồn lực của nhà nước có hạn, bản thân DN Việt đa phần là DNNVV, rất khó khăn về vốn. Vậy đâu là chìa khóa cho điểm nghẽn này, thưa ông?
- Hiện tại Nhà nước còn khó khăn về các nguồn lực nên ngoài việc tạo điều kiện có vốn cho DN Việt thông qua hệ thống luật pháp, chính sách về tài chính, thuế, đất đai, đào tạo… theo hướng thông thoáng hơn, thì cần khuyến khích các DN Việt mạnh dạn đầu tư vào CNC, việc chuyển hướng chính sách mua CNC cũng cần đi dần từng bước.
Trước hết cần tập trung đầu tư, mua CNC cho một số các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và vùng trọng điểm, sau đó mới đến các lĩnh vực, vùng còn lại trong cả nước. Để có vốn mua CNC, cần có định hướng tiêu dùng thắt lưng buộc bụng và chính sách huy động được vốn nhàn rỗi trong dân, như trong các thời kỳ còn khó khăn trước đây. Cần giảm thiểu đến tối đa các hoạt động hình thức, nâng cao năng lực quản trị để ngăn chặn thất thoát đầu tư công, để có thêm tiền đầu tư, mua CNC cho phát triển.
Ngoài ra còn một vấn đề nữa cũng cần xem xét để điều chỉnh chính sách đối với FDI, đó là việc chuyển giao CNC từ các DN FDI sang cho các DN Việt Nam sẽ được thực hiện ở đâu và bằng phương thức nào, khi hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang chiếm tới gần 80% số DN FDI đã đăng ký đầu tư tại Việt Nam đến nay. Vì lẽ đó, việc chuyển hướng chính sách phải gắn với khuyến khích đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo hình thức công ty liên doanh, công ty cổ phần, hạn chế hình thức 100% vốn nước ngoài. Cá nhân tôi cho rằng, không nên để DN FDI có quy mô lớn, chiếm diện tích đất lớn đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, để họ quản lý như một khu vực riêng, đến Đoàn kiểm tra liên ngành vào cũng khó, còn họ xây dựng gì, làm gì trong đó cũng khó phát hiện kịp thời. Việc một số công ty nước ngoài xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông, biển, gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua là bài học rất đắt giá.
Theo các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần cải tổ toàn diện khung chính sách thu hút FDI. Cá nhân ông có khuyến cáo gì cho thu hút FDI thời gian tới?
- Tôi cho rằng chúng ta không nên chần chừ thêm hậu tố “có điều kiện” vào cụm từ “thu hút FDI”, lấy đó làm kim chỉ nam cho giai đoạn tới. “Điều kiện” có nghĩa là ta có quyền mong muốn trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài đối với việc chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ người Việt tiếp thu, vận hành được các công nghệ trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đột ngột rút khỏi Việt Nam. Việc chuyển hướng chính sách cũng cần chủ động trong việc lựa chọn nhà đầu tư dựa vào tư cách, lý lịch của họ, đồng thời tạo nên một tỷ lệ đầu tư hài hòa, cân đối giữa các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới, tránh việc lựa chọn chỉ căn cứ vào quy mô lớn của dự án mà không tính đến chất lượng dự án và chưa trả lời được các câu hỏi: Có đúng là chúng ta cần nhà đầu tư đó không; có thực sự cần dự án đó không; việc lựa chọn dự án đó vì lợi ích chung hay lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm?
Ngay gần đây, các nước lớn như Mỹ cũng đã có các chuyển hướng chính sách về thu hút FDI. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký "Đạo luật thẩm quyền cấp quốc gia" tăng cường quyền lực của Ủy ban về đầu tư nước ngoài vào Mỹ, cơ quan này có trách nhiệm thẩm định, định liệu các khoản đầu tư nước ngoài có đe dọa đến an ninh quốc gia của nước Mỹ hay không. Học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước để tránh những sai lầm sẽ giúp tiết kiệm được những khoản học phí khổng lồ. Sử dụng, điều tiết và giám sát nguồn vốn FDI một cách khôn khéo, chúng ta sẽ rút ngắn được chặng đường phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. FDI vẫn sẽ là động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn, ít nhất là cho tới khi đất nước dư thừa tích lũy và đạt tới tầm phát triển khoa học công nghệ ở mức tiệm cận các nước tiên tiến trên thế giới.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics