Thu hút đầu tư vào hạ tầng hàng không: Vượt "gió ngược" để cất cánh
Cả nước mới có 1 sân bay do tư nhân đầu tư
Phát biểu tại tọa đàm “Huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng hàng không”, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) Nguyễn Anh Dũng cho biết, hiện nay, Việt Nam đang khai thác 22 cảng hàng không, trong đó có 21 cảng hàng không do doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý và 1 cảng hàng không đã kêu gọi, huy động xã hội đầu tư theo hình thức PPP là Cảng hàng không Vân Đồn, Quảng Ninh. Giai đoạn 2011-2019, tốc độ phát triển của ngành hàng không Việt Nam rất cao, trung bình từ 16-18%/năm, được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đánh giá nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới.
Tốc độ phát triển rất nhanh của vận tải hàng không đã gây áp lực lên kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Giai đoạn 2011 – 2019, kết cấu hạ tầng hàng không Việt Nam có công suất thiết kế là 95 triệu lượt hành khách/năm trong khi thực tế thời điểm cao nhất trước Covid-19 năm 2019, sản lượng thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đã đạt 116,5 triệu hành khách/năm (vượt khoảng hơn 20 triệu lượt khách) và với lưu lượng như vậy, một số cảng hàng không đã quá tải hạ tầng, nhất là cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng.
Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo việc huy động, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng hàng không và đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu tích cực. Nhiều địa phương có đề nghị xã hội hóa việc đầu tư, khai thác các công trình trong cảng hàng không, sân bay; sự quan tâm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực hạ tầng hàng không ngày càng nhiều hơn; nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực này theo hình thức PPP được khởi động hoặc đã và đang được triển khai thực hiện hiệu quả.
Đại diện cho địa phương đầu tiên của Việt Nam triển khai, thu hút đầu tư 1 sân bay tư nhân - sân bay Quốc tế Vân Đồn, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy khẳng định, cảng hàng không Vân Đồn là công trình động lực mà địa phương xác định phải đầu tư. Đây cũng là cảng hàng không đầu tiên mà Chính phủ giao cho Quảng Ninh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và cũng là cảng hàng không đầu tiên thực hiện theo hình thức BOT. Được khởi công từ năm 2015, công trình đã được khánh thành và đưa vào hoạt động từ ngày 3/12/2018.
"Đây là cảng hàng không mà tôi cho rằng đã thành công. Tất cả hành khách đi qua cảng hàng không này đều cảm thấy tiện nghi, mang dáng dấp riêng có của 1 cảng hàng không bên bờ vịnh Hạ Long – di sản thế giới", ông Cao Tường Huy bày tỏ và cho biết từ thực tiễn xây dựng cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm lớn. Đó là cần cải tiến phương pháp tổ chức đầu tư, cải cách hành chính để quyết tâm lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết. Phải quyết liệt trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng bởi đây là khâu quyết định để hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất, tiết kiệm nhất các chi phí đầu tư.
Tốc độ phát triển rất nhanh của vận tải hàng không đã gây áp lực lên kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Ảnh: VNA. |
Chưa có đường đi
Đánh giá về những khó khăn vướng mắc khi thu hút đầu tư phát triển hạ tầng hàng không, ông Lương Hoài Nam, chuyên gia hàng không cho rằng khó khăn nằm ở 4 chữ: "Chưa có đường đi". Tức là nhà đầu tư chưa biết đi thế nào về thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư; các địa phương không biết đi thế nào, làm như thế nào để thực hiện các đề án xã hội hóa. Thực tế là sau một thời gian theo đuổi, rất đáng tiếc là các nhà đầu tư trước đây hồ hởi, muốn tham gia vào các dự án sân bay này, thì bây giờ đã biến mất.
Bên cạnh đó, ông Lương Hoài Nam lo ngại việc nếu các nhà đầu tư không được quyền tham vấn, không được đề xuất về quy hoạch thì sẽ rất khó kiếm được nhà đầu tư. Từ đó, ông Nam kiến nghị cần có cơ chế cho các nhà đầu tư có quyền tham gia đề xuất vào quy hoạch của sân bay có ý định thực hiện xã hội hóa.
Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư cho biết, việc xã hội hóa đã bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm 2013, 2014. Đầu tư cảng hàng không mới thì không khó khăn gì, tương đối dễ, ví dụ như Vân Đồn. Nhưng xã hội hóa và đầu tư lại các cảng hàng không đã có các doanh nghiệp nhà nước rồi, thậm chí có cả các hoạt động quân sự quốc phòng, thì khó vô cùng. Hiện có 2 hướng xu thế chính, một là PPP như đang làm Vân Đồn hoặc là nhượng quyền. Tính chất tương đối giống nhau, chỉ khác ngôn từ. Xu hướng thứ hai là cổ phần hoá cao hay thấp, hiện có một số nước như Trung Quốc, Pháp Nhà nước vẫn nắm giữ trên 51%. Một số nước chỉ cho thuê khi hạ tầng đủ rồi, còn hạ tầng vẫn cần đầu tư thì người ta làm nhượng quyền hoặc PPP. Bộ Giao thông vận tải đánh giá rất cao các mô hình ấy và mô hình nào cũng phù hợp với Việt Nam.
“Đây là một chủ trương rất lớn, không thể một sớm một chiều làm được ngay. Không riêng gì Việt Nam, các quốc gia khác cũng vậy, đều phải có lộ trình để đi, kèm theo đó là một loạt chính sách. Với chính sách hiện tại phải chỉnh sửa nữa. Vì cảng hàng không luôn có hoạt động liên quan đến quân sự, rất nhiều cảng hàng không xuất phát từ quân sự, rất nhiều cảng hàng không hiện đang có hoạt động quân sự thường xuyên. Do đó, Bộ Giao thông vận tải xin phân loại các nhóm, cái nào hoạt động thường xuyên, cái nào không thường xuyên, cái nào không có để đề xuất giải pháp cho phù hợp. Các nước họ có thể có sân bay quân sự độc lập vì có nguồn lực, mình thì cứ gắn liền, hỗ trợ lẫn nhau”, Nguyễn Anh Dũng cho biết thêm.
Tin liên quan
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics