Thông tuyến trong khám chữa bệnh: Đột phá của chính sách Bảo hiểm y tế
PV: Là người trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2008 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (Luật BHYT 2014), ông cho thể cho biết tại sao chúng ta lại quy định lộ trình thông tuyến tỉnh sau 6 năm Luật BHYT 2014 có hiệu lực?
Ông Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. |
Ông Nguyễn Văn Tiên:
Chính phủ cho rằng, trong cơ chế tự chủ hiện nay, nếu thông tuyến mà không quản lý cẩn thận thì nhiều người sẽ lên tuyến trên. Trong khi đó, theo nhiều ĐBQH việc thông tuyến sẽ dễ dẫn đến việc “lấy dao giết trâu đem đi mổ gà”, gây lãng phí, đồng thời sẽ tốn kém (tiền ăn ở, đi lại…) cho bệnh nhân và người nhà. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, khi xem xét vấn đề thông tuyến, Quốc hội đã quyết định trước mắt sau 2 năm (năm 2016) mở thông tuyến huyện và đến năm 2021 tính toán mở thông tuyến tỉnh.
Ngoài ra, trong những năm 2010-2012, quỹ BHYT ở các tỉnh miền núi kết dư khá nhiều nên Luật đã cho phép người DTTS, người sống ở vùng ĐBKK, hải đảo… được chuyển thẳng lên tuyến Trung ương, nhưng thực tế các đối tượng đó đi KCB ở tuyến Trung ương rất ít. Nhưng nếu chúng ta mở thông tuyến tỉnh, tuyến Trung ương quá sớm với các đối tượng khác, người bệnh sẽ ào ạt lên thẳng tuyến trên, dẫn đến việc quản lý quỹ trở thành vấn đề lớn. Mặt khác, người bệnh dồn lên tuyến tỉnh, chúng ta cũng không đạt mục tiêu giảm tải cho bệnh viện tuyến trên (thời điểm đó tuyến tỉnh và Trung ương đều quá tải, người bệnh đều phải nằm ghép). Vì vậy, trong thời gian chờ thực hiện theo lộ trình, Chính phủ cũng như Bộ Y tế cần có sự chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
PV: Sau 3 năm thực hiện, những băn khoăn chúng ta đặt ra ở thời điểm đó có xảy ra không?
Ông Nguyễn Văn Tiên:
Khi đặt lộ trình, đã xác định sau 5 năm thực hiện thông tuyến huyện sẽ có kinh nghiệm chuẩn bị cho thông tuyến tỉnh. Qua 3 năm thông tuyến huyện, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế được người dân rất ủng hộ do việc đi KCB rất thuận lợi. Tuy nhiên, việc quản lý cũng gặp một số vấn đề rắc rối nhưng có thể nghiên cứu và điều chỉnh hợp lý.
Thông tuyến huyện trong KCB BHYT là một trong những đột phá của chính sách y tế nhưng cũng phải xem xét cùng với những quy định khác để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Trước đây, trạm y tế xã rất nhiều việc (tuyên truyền, tiêm chủng, KCB thông thường…); bây giờ chỉ làm công tác tuyên truyền, tiêm chủng, còn KCB người dân không tin tưởng nữa. Nguyên nhân là y tế xã do BV huyện quản lý, cấp thuốc gì thì được thuốc đó và thuốc ở y tế xã thấp hơn so với ở BV… khiến người dân phải lên tuyến trên. Vì vậy, chúng ta phải sửa đổi chính sách để thuốc ở xã cũng được như ở huyện; một số dịch vụ xét nghiệm cơ bản cũng nên trang bị cho tuyến xã. Sửa Luật BHYT làm sao để y tế xã ngoài việc tiêm chủng, KCB thông thường, tư vấn… còn có chức năng kiểm tra, khám sức khỏe tại nhà cho một số đối tượng ưu tiên (người già, người tàn tật…). Làm như vậy sẽ giúp bệnh nhân không phải lên tuyến trên nữa.
PV: Việc thông tuyến huyện đã bộc lộ rõ những bất cập. Vậy đến khi thực hiện thông tuyến tỉnh, liệu chúng ta có tiếp tục gặp phải những tồn tại tương tự?
Ông Nguyễn Văn Tiên:
Tôi nghĩ rằng, bài học của thông tuyến huyện khá rõ. Sau nhiều năm thực hiện pháp luật BHYT, chúng ta rút ra được nhiều kinh nghiệm. Đơn cử như chúng ta phải xác định được phương thức chi trả theo trường hợp bệnh có hiệu quả nhất và được nhiều nước áp dụng. Khi xây dựng Luật BHYT 2008 cũng như Luật BHYT 2014, Quốc hội chủ yếu giao Chính phủ chứ không có lộ trình. Ví dụ, có 3 phương thức chi trả nhưng chúng ta không xác định thời điểm sử dụng phương thức chi trả nào chiếm tỉ lệ cao nhất. Và sau hơn 10 năm thực hiện Luật BHYT, Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra được phương thức chi trả theo trường hợp bệnh (mới thí điểm áp dụng mấy ca bệnh); do đó chúng ta cần mạnh mẽ và Chính phủ phải quyết tâm xây dựng Luật BHYT mới, trong đó phải quy định rõ sau thời gian nào Luật có hiệu lực thì phải sử dụng phương thức chi trả theo trường hợp bệnh (ví dụ sau 2 năm thực hiện với tỉ lệ 30% và sau 3 năm là 60%...).
Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng, khi chúng ta làm tốt việc quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu thì việc thông tuyến như vậy có thể thực hiện được, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.
PV: Theo quy định, việc thông tuyến tỉnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Tuy nhiên, Luật BHYT đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2021. Vậy theo ông, chúng ta có nên giữ quy định thông tuyến tỉnh hay không?
Ông Nguyễn Văn Tiên:
- Theo kế hoạch, đến năm 2021 sẽ thông tuyến tỉnh trong KCB BHYT- đây là đích để chúng ta có thể điều chỉnh chính sách cho hợp lý. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tôi thấy rằng chúng ta có thể thông tuyến tỉnh, thậm chí thông tuyến Trung ương với điều kiện tuyến cơ sở phải quản lý tốt sức khỏe, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bên cạnh đó, các bác sĩ hoạt động theo nguyên lý y học gia đình và phải thực hiện đúng chức năng của mình. Khi người dân đi KCB, trước tiên họ ký xác nhận thông qua bác sĩ gia đình để được quản lý, xác định, giới thiệu lên đúng tuyến. Như vậy, chúng ta được cả 2 mặt: Quản lý tốt quỹ BHYT, tiết kiệm tiền cho người dân do không lên tuyến trên với những bệnh nhẹ; đảm bảo quyền thông tuyến, giúp người dân bị bệnh nặng được điều trị kịp thời.
Cá nhân tôi cho rằng, việc sửa đổi Luật BHYT cần tập trung vào y tế cơ sở, bởi lâu nay chúng ta đã tập trung quá nhiều vào tăng cường khả năng kỹ thuật của BV mà coi nhẹ y tế cơ sở. Xu hướng chung của thế giới là cùng với tăng cường KCB ở tuyến trên cũng phải tăng cường đầu tư chăm sóc sức khỏe ban đầu thì thông tuyến sẽ không ảnh hưởng gì. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã cho y tế xã cơ sở vật chất và nhân lực thì cũng phải cho y tế xã động lực. Khi y tế xã có đủ động lực để quản lý tốt thì người dân không phải lên tuyến trên nữa, bởi bất kỳ người bệnh nào cũng muốn được quản lý, chăm sóc tại cơ sở, còn khi bệnh nặng thì có thể được chuyển thẳng lên tuyến trên.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thông qua Luật sửa đổi Luật BHYT: Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh
15:45 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics