Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát: Phải giải quyết từ “gốc”
Cần chế tài đủ mạnh để khu vực kinh tế chưa được quan sát từng bước chuyển sang chính thức Ảnh: ST |
Phức tạp
Theo các chuyên gia, bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ thời kỳ nào cũng luôn tồn tại hai khu vực kinh tế, một là khu vực kinh tế chính thức, thống kê, tổng hợp và kiểm soát được, hai là khu vực kinh tế không chính thức, không thống kê, tổng hợp hay kiểm soát được. Nó như cái bóng, ẩn sau khu vực kinh tế chính thức, nên còn được các nhà kinh tế đặt cho nhiều tên như: khu vực phi chính thức, kinh tế bóng, kinh tế ngầm, kinh tế chưa được quan sát… Vì thế, vào đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Theo Đề án, khu vực kinh tế này bao gồm 5 nhóm: Hoạt động kinh tế ngầm; hoạt động kinh tế bất hợp pháp; hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát; hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình; các hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê.
Hiện khu vực kinh tế chưa được quan sát rất đa dạng, phức tạp và tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Vì thế, các chuyên gia đều tỏ ra lo ngại về tính khả thi của đề án, thậm chí có chuyên gia còn e ngại phía cơ quan thống kê sẽ “đoán mò” kết quả số liệu. Bởi nhiều quốc gia, kể cả quốc gia phát triển mạnh như Hoa Kỳ cũng chưa thể kiểm soát hết khu vực kinh tế này.
Theo GS.TS. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, nhiều chuyên gia dự đoán quy mô kinh tế ngầm tại Việt Nam có thể lên tới 25-30% GDP. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu vực này có những hoạt động như trốn lậu thuế, không đóng Bảo hiểm xã hội, không đăng ký kinh doanh… nên sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là nguồn thu thuế của Chính phủ. Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, sử dụng mạng xã hội, ứng dụng điện tử để kinh doanh qua mạng… có thu nhập phát sinh rất cao, nhưng lâu này, cơ quan Thuế trong nước vẫn chưa thu được hết giá trị lao động của họ để đóng góp vào giá trị tạo ra GDP.
Cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Việc thống kê được khu vực kinh tế ngầm được kỳ vọng sẽ giúp phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi, quy mô của nền kinh tế, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quản quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, đặc biệt là sẽ có chính sách phù hợp hơn cho từng đối tượng. Theo các chuyên gia, việc thống kê này không nên vì mục tiêu “tận thu” mọi đối tượng, bởi rất dễ làm tăng chi tiêu công và nợ công. Tổng cục Thống kê cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan như: Thuế, Quản lý thị trường, ngân hàng, Ủy ban phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái… để xem thống kê thông tin của hoạt động kinh tế nào khả thi thì triển khai nhanh với mục đích cao nhất là mở rộng tối đa khu vực quan sát, thu hẹp tối đa khu vực chưa được quan sát. Nhưng cơ quan này cũng nhìn nhận, đây là công việc khó khăn, nhiều thách thức nên sẽ thực hiện theo lộ trình, trong từng năm một.
Mặc dù vậy, phương pháp thống kê hay cách thức thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát chỉ được xem là phần “ngọn” của vấn đề, việc kiểm soát khu vực này cần được làm từ “gốc”, nghĩa là từ cách quản lý kinh tế của Nhà nước. Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Ngô Trí Long cho biết, với các nền kinh tế phát triển, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát ở mức thấp, chỉ 2-3%, nhưng với các nền kinh tế mới nổi thì khu vực này có thể lên tới 20-30%. Điểm chung là các nước có hệ thống chính sách, pháp luật càng minh bạch, chăt chẽ, thu thuế hiệu quả bao nhiêu thì tỷ lệ kinh tế chưa được quan sát trên GDP càng nhỏ.
Cũng theo vị chuyên gia này, nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm là do trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, tình trạng quan liêu của cơ quan quản lý. Ngoài ra, nguyên nhân còn do việc thu thuế, người kinh doanh thường không hình dung được số thuế thực tế phải nộp và quá trình nộp thuế tại nước ta còn mất thời gian, thủ tục… nên nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động ngầm để trốn thuế. Hơn nữa, tại Việt Nam, giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm tới 60% tổng phương tiện thanh toán, thống kê của Ngân hàng Thế giới cuối năm 2018 còn cho thấy Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt 4,9%, trong khi Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan là 59,7%, Malaysia là 89%... Nhiều giao dịch tiền mặt nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ đã trở thành môi trường lý tưởng cho kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức phát sinh. Vì thế, PGS.TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lâu dài cho doanh nghiệp và người dân. “Khi còn lót tay, tham nhũng thì kinh tế ngầm còn dư địa phát triển và cũng không thể thống kê được, chưa nói tới việc lượng hóa để đưa vào GDP”, ông Long nêu rõ,
Rõ ràng, mục đích và mục tiêu của việc thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát là rất tốt đẹp. Vì thế, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, sự quản lý của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát khu vực này là rất cần thiết, cùng với đó là phải kết hợp với việc ban hành chính sách, chế tài đủ mạnh để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong khu vực kinh tế chưa được quan sát từng bước đi ra “ánh sáng”.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK