Thống đốc NHNN: Điều hành lãi suất cần xem xét trong tổng thể, đảm bảo đại cục
Sáng 1/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) nêu rõ, kinh tế suy giảm, doanh nghiệp gặp khó có nguyên nhân từ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng một phần đến từ các vấn đề nội tại, đó là do tắc nghẽn dòng vốn, mặt bằng lãi suất tăng nhanh từ tháng 7/2022 với lãi suất trung bình 12%/năm, thậm chí có nơi lên đến 14%/năm.
Đồng quan điểm, theo đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hoà), mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn duy trì ở mức cao trong quý 1/2023. Hơn nữa, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng rất khó khăn. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt bình quân đạt chỉ 0,09 lần cho thấy khu vực doanh nghiệp gặp những khó khăn có liên quan đến dòng tiền.
Cũng về vấn đề này, đai biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhận định, Chính phủ đã có lúc phải dùng cả mệnh lệnh hành chính để yêu cầu giảm lãi suất, mặc dù lãi suất vẫn còn nâng cao. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất không quan trọng bằng việc tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh. Việc giảm lãi suất và đơn giản điều kiện, thủ tục vay cần thực chất để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đối với doanh nghiệp đang cần. Cùng với tín dụng, cần tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu, chứng khoán, đồng thời cần tiếp tục rà soát để đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn.
Trước những ý kiến này của đại biểu Quốc hội, giải trình tại Quốc hội vào sáng 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn từ trước tới nay và Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo, nên NHNN cũng rất mong muốn và quan tâm điều đó. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần phải được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo đại cục về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình một số vấn đề. Ảnh: Quochoi.vn |
Thống đốc NHNN lý giải, năm 2022 có 2 lý do rất quan trọng nên phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn, đó là lãi suất quốc tế thì đồng loạt tăng nhanh và mạnh, ở trong nước thì lạm phát tuy thấp so với mục tiêu nhưng vẫn cao hơn so với mức 1,84% năm 2021. Thứ hai là áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ và USD tăng giá rất mạnh. Vào thời điểm tháng 9, tháng 10 năm 2022, đồng Việt Nam chịu áp lực mất giá lên đến 9-10%. Nên nếu không có những giải pháp linh hoạt và đồng bộ thì khó có thể ổn định được mức tỷ giá chỉ mất giá 3,5% trong năm 2002.
“Nếu tỷ giá mất giá trên 10% thì doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, do thâm hụt hằng năm rất lớn và sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, tỷ giá tăng cao sẽ khiến chi phí đầu vào tăng, lạm phát sẽ tăng cao, chưa kể đến doanh nghiệp Việt Nam cũng vay một lượng lớn vốn nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên”, Thống đốc nêu rõ.
Nhưng đến những tháng đầu năm 2023, khi ổn định được tỷ giá và với điều kiện tăng chậm lại của lạm phát thì Thống đốc NHNN cho biết, NHNN đã rất quyết liệt và 3 lần điều chỉnh lãi suất điều hành, đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 0,9% bình quân so với cuối năm 2021.
Nói về tiếp cận tín dụng, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, cơ chế, chính sách cho vay thì vẫn giữ nguyên, năm 2022 tín dụng tăng 14,16% nhưng 5 tháng đầu năm của 2023 chỉ tăng khoảng 3% thì không thể nói do chính sách. Dư địa về room tín dụng, thanh khoản đều thoải mái nên không có lý do gì để các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà khi doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay. Nhưng với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không có đầu ra, không có đơn hàng nên phải tháo gỡ khó khăn.
Thống đốc cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để xúc tiến thương mại, tuy nhiên việc này cần phải có thời gian nên doanh nghiệp cũng như các cơ quan cần hướng đến để khai thác thị trường nội địa; đồng thời cần có các giải pháp để cải thiện điều kiện vay vốn, có thể thông qua các chính sách như là bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Ngoài ra, trước nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa hiệu quả, lãnh đạo NHN nêu rõ, đây là vấn đề đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành dành nhiều thời gian để triển khai nhưng hiệu quả vẫn thấp, đó là do tâm lý e ngại của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khi phải đánh giá về điều kiện doanh nghiệp có khả năng phục hồi. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội cho chuyển nguồn khoảng 24.000 tỷ đồng cho gói hỗ trợ giảm thuế GTGT; NHNN cũng đang trình Chính phủ để kiến nghị Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 43, bỏ cụm từ "có khả năng phục hồi" để tiếp tục triển khai.
Về vấn đề tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, theo Thống đốc NHNN, đây là một việc tồn đọng và rất khó xử lý, trong bối cảnh hiện nay lại càng khó hơn. Nhưng các cơ quan cũng đang thực hiện rất quyết liệt, đến nay, các ngân hàng yếu kém đã trình xin chủ trương các cấp có thẩm quyền, NHNN và các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đang thực hiện rất quyết liệt các bước để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics