“Thời điểm vàng” để doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trước thách thức chuyển đổi số | |
Nắm bắt xu hướng và chuyển đổi số: Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp | |
Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số |
Bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA, Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Tư vấn thuế Việt Nam. |
Là lãnh đạo một doanh nghiệp về công nghệ, với các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, bà nhận xét như thế nào về tình hình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
Hiện nay, các doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các đơn vị công nghệ thông tin để trải nghiệm các giải pháp chuyển đổi số thông minh và toàn diện hơn. Hầu hết doanh nghiệp chuyển từ chuyển đổi số theo từng phần mềm nhỏ lẻ, rời rạc sang các giải pháp có tính năng tích hợp, liên thông dữ liệu, kết nối linh hoạt trong nội bộ và ngoài tổ chức. Chuyển đổi số trở thành vấn đề cấp thiết và quan trọng để doanh nghiệp luôn có kịch bản ứng phó kịp thời trước mọi rủi ro.
Có thể nói, thời điểm hiện tại, tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số để quản trị doanh nghiệp, hướng đến xu thế văn phòng số hiện đại và thông minh. Đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển chung của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơ hội cho các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng.
Với những động thái nêu trên, xin bà cho biết, các doanh nghiệp sẽ có những thuận lợi như thế nào để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp doanh nghiệp thích ứng và chuyển đổi số kịp thời. Những doanh nghiệp chuyển đổi số là những doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhất. Có thể nói đây đang là “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp bắt tay vào chuyển đổi số toàn diện.
Thứ nhất, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, cắt giảm những chi phí không thiết yếu để củng cố hệ thống vận hành. Khi mọi công tác nghiệp vụ thao tác trên phần mềm thì nhân sự sẽ dành nhiều thời gian tập trung vào công việc chuyên môn, hướng đến nghiệp vụ phân tích từ bức tranh tổng quát và tham vấn cho doanh nghiệp. Thứ hai, khi áp dụng chuyển đổi số cũng là thời điểm doanh nghiệp đổi mới chiến lược phát triển. Không còn duy trì hình thức kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp sẽ tập trung vào tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên tất cả các nền tảng, chú trọng vào trải nghiệm khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh số hiệu quả. Thứ ba, khi tự động hoá quy trình cùng báo cáo trực quan trên một nền tảng sẽ giúp doanh nghiệp tìm được “điểm nóng”, ứng biến kịp thời với nhiều diễn biến mới, tăng khả năng cạnh trên thị trường.
Ví dụ với giải pháp MISA AMIS, mọi hoạt động về quản trị doanh nghiệp từ công tác bán hàng, tài chính kế toán, quản trị nhân sự… đều sẽ được cập nhật liên tục, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản trị được công việc, tiến độ sản xuất kinh doanh mọi lúc, mọi nơi. Từ những báo cáo trực quan tức thời, doanh nghiệp có thể đánh giá cơ hội trên thị trường, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu, tăng cơ hội giao thương và uy tín với các đối tác quốc tế.
Theo bà, các doanh nghiệp Việt Nam còn những hạn chế gì để thực hiện thành công chuyển đổi số?
Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đã quen với khái niệm “chuyển đổi số” nhưng phần lớn vẫn đang triển khai nhiều phần mềm nhỏ lẻ khiến dữ liệu rời rạc. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa quyết liệt chuyển đổi số bằng các giải pháp có tính năng tích hợp, kết nối và liên thông dữ liệu. Đây chính là lý do khiến công cuộc chuyển đổi số tại doanh nghiệp không đạt được như kỳ vọng.
Chuyển đổi số không chỉ là thay đổi nhận thức, thói quen của người lãnh đạo mà còn thay đổi thói quen, cách làm cũ của một tập thể, chính vì vậy đây không phải quá trình ngày một ngày hai có thể thành công. Đặc biệt, khi doanh nghiệp quyết định chuyển đổi số, khung kỹ năng và năng lực của nhân viên sẽ phải thay đổi để phù hợp cách thức vận hành kinh doanh mới. Khi nhân lực thiếu hụt các kỹ năng này, mô hình chuyển đổi số sẽ thất bại vì nhân lực cần phải thích nghi cái mới. Chính vì vậy khi triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, chúng tôi luôn chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn, để người sử dụng có thể nắm bắt và vận hành được công việc trên nền tảng số.
Với những vấn đề như trên, ngoài sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng, xin bà cho biết, các doanh nghiệp cần hợp tác với nhau về chuyển đổi số như thế nào?
Công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam đã được Chính phủ, các bộ, ban ngành quan tâm và đẩy mạnh trong những năm trở lại đây. Nên các doanh nghiệp về công nghệ như MISA đã và đang tích cực tham gia đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, các doanh nghiệp đã nỗ lực để đóng góp vào chương trình bằng các giải pháp công nghệ, các nền tảng số “Make in Việt Nam” xuất sắc, chung tay hướng đến mục tiêu “Chính phủ số - Kinh tế số - Xã hội số” để phát triển “Quốc gia số”.
Hiện MISA đã nghiên cứu và phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất giúp quản lý mọi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Nền tảng bao gồm các giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực tài chính, kế toán, marketing, điều hành doanh nghiệp… Các ứng dụng tại nền tảng được kết nối chặt chẽ với nhau giúp các bộ phận trong doanh nghiệp giảm sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Chúng tôi tin rằng những nỗ lực cùng nhau triển khai chuyển đổi số có thể giúp các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng lộ trình và tiến độ thực hiện, giúp chuyển đổi số được hiệu quả và thành công.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics