Thịt lợn nhập khẩu đang tiêu thụ qua kênh nào?
Các sản phẩm thịt mát đang dần thu hút sự chú ý của người tiêu dùng . Ảnh: S.T. |
Liệu có đảm bảo chất lượng?
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam NK hơn 11.000 tấn thịt lợn với kim ngạch NK hơn 22 triệu USD, tăng gấp 3,7 lần về lượng và 4,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường NK chủ yếu từ Mỹ, Canada, Braxin, Pháp... Lý giải nguyên nhân việc NK thịt lợn tăng nhanh thời gian qua, các chuyên gia trong ngành nhận định, lượng thịt NK về Việt Nam tăng mạnh một phần để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trong nước do Dịch tả lợn châu Phi hoành hành.
Về kênh tiêu thụ của thịt lợn NK, theo tìm hiểu của phóng viên, các sản phẩm này đang nằm trên kệ của một số siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng thực phẩm đông lạnh, đồng thời được quảng cáo trên một số trang mạng, một số facebook cá nhân. Tại cửa hàng thực phẩm sạch trên phố chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội hiện bày bán nhiều sản phẩm thịt NK từ Ba Lan, Mỹ, Tây Ban Nha. Các sản phẩm này bán với giá bằng nửa sản phẩm tươi sống trong nước. Cụ thể, móng giò 35.000 đồng/kg, xương sườn 60.000 đồng/kg, thịt nạc vai có giá 70.000 đồng/kg. Ngoài ra, một số loại thịt vụn giá rất rẻ, chỉ hơn 20.000 đồng/kg.
Đối tượng sử dụng thịt lợn NK là các quán ăn, nhà hàng, các cơ sở bán thực phẩm chế biến sẵn. Theo lý giải của các cơ sở này, hiện giá thịt lợn đông lạnh NK rẻ bằng nửa giá hàng tươi sống của Việt Nam, do vậy khi chế biến thực phẩm, kinh doanh quán ăn sẽ “lợi” hơn rất nhiều.
Trước thực tế số lượng lớn thịt lợn NK về Việt Nam, nhiều ý kiến băn khoăn rằng, thịt lợn NK qua rất nhiều khâu, chịu thuế NK mà giá lại rẻ chỉ bằng thịt lợn sản xuất trong nước, liệu có đảm bảo chất lượng? Ông Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, chi phí nhân công ở các nước mà Việt Nam đang NK thịt lợn cao hơn nước ta nhiều lần, cộng thêm chi phí vận chuyển và thuế NK, lẽ ra giá thành thịt lợn NK về Việt Nam phải bằng với giá thịt lợn trong nước. Nhưng không hiểu sao giá thịt lợn NK lại rẻ bất thường như vậy (?!).
Ông Thịnh nêu quan điểm, nếu một sản phẩm có chất lượng tốt không thể xuất giá rẻ như trên. Vì vậy, không loại trừ việc NK có gian lận thương mại, tức nhà NK mua hàng gần hết hạn sử dụng với giá rẻ sau đó thay đổi nhãn mác bán cho người tiêu dùng.
Chưa kể, theo ý kiến của vị chuyên gia này, hiện nguồn thịt lợn NK từ Mỹ và Canada có thể còn dư lượng chất tạo nạc ractopamine. Việt Nam đã cấm sử dụng các chất tạo nạc gốc Beta-agonist (bao gồm clenbuterol, salbutamol và ractopamine) nhưng Mỹ và Canada vẫn cho sử dụng ractopamine trong chăn nuôi lợn, bò, gà, ngựa…Quốc gia XK thịt lợn cũng có quy định ngưng sử dụng một thời gian trước khi đưa vào giết mổ và giới hạn tối đa hàm lượng cho phép. Tuy nhiên, tại Việt Nam là chất cấm nên về nguyên tắc, Việt Nam nên cấm nhập NK lợn được nuôi có dùng chất tạo nạc.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, giá thịt lợn NK về Việt Nam rẻ có thể do phân loại thịt trên con lợn và thói quen văn hóa tiêu dùng khác nhau. Theo đó, tại Mỹ và các nước phương Tây sản phẩm thịt thăn, ba chỉ, vai thường đắt nhất bởi theo họ các sản phẩm thịt này chứa ít hàm lượng cholesterol, tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, các sản phẩm thịt mông, sườn thì có giá rẻ hơn; các sản phẩm tai, chân giò, thịt thủ, thịt vụn, nội tạng được coi là phụ phẩm nên giá bán rất rẻ.
Thay đổi thói quen tiêu dùng
Trước việc thịt lợn NK đang được bán với giá chỉ bằng nửa giá thịt lợn trong nước, người tiêu dùng một phần vì tâm lý ham rẻ, một phần cũng muốn thử xem sản phẩm thịt nước ngoài mùi vị ra sao, có giống thịt lợn trong nước nay không.
Bác Nguyễn Thị Hạnh, phố Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, hầu hết người tiêu dùng Việt có tâm lý thích dùng thịt tươi, tức thịt được giết mổ sau đó bán ngay ra thị trường, còn loại thịt mát do các DN trong nước sản xuất vẫn chưa hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước việc giá thịt lợn NK đang khá rẻ, bác Hạnh cùng một số người hàng xóm đã quyết định thử mua một ít sản phẩm thịt lợn NK từ Mỹ về dùng thử. “Tôi nghĩ rằng Mỹ là quốc gia phát triển, chắc quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, do vậy chúng tôi cũng yên tâm phần nào”, bác Hạnh nói.
Tuy nhiên phần lớn ý kiến người tiêu dùng đều cho rằng, do thị đông lạnh, được cấp đông trong quá trình vận chuyển và bảo quản thời gian dài trước khi đưa ra thị trường nên các loại thịt này không ngon bằng thịt lợn sản xuất trong nước. Phân tích về điều này, ông Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, trong quá trình đông lạnh, các tinh thể nước kết tinh và cứa vào mô thịt. Khi rã đông, đa số người sử dụng chỉ ngâm nước thời gian ngắn rồi chế biến khiến lượng nước trong mô thịt thất thoát, miếng thịt kém hấp dẫn về mặt cảm quan, vị thịt nhạt đi.
Theo vị chuyên gia này, ngoài thịt lợn tươi sản xuất theo phương pháp truyền thống, người dân nên có thói quen sử dụng các loại thịt mát. Cụ thể, ở nước ta, tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát được công bố vào năm 2018. Theo đó, thịt heo ngay sau khi giết mổ được xử lý làm mát để bảo đảm tâm thịt ở phần dày nhất đạt nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C trong thời gian không quá 24 giờ sau giết mổ. Đây là nhiệt độ lý tưởng bởi ở điều kiện này, vi sinh vật bị kìm hãm sự phát triển, duy trì được một số enzyme giúp thịt tươi ngon và giữ trọn chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, với thịt lợn NK, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên tiến hành kiểm tra chất lượng thịt từ các nước NK và có biện pháp quản lý sản phẩm này chặt chẽ hơn, nếu cần thiết cần ngưng nhập thịt nếu phát hiện có chất cấm mà Việt Nam đang áp dụng, chẳng hạn như chất tạo nạc ractopamine.
Về đề xuất này, trên góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, Việt Nam đang hội nhập với thế giới, do vậy việc cấm hay không cấm cũng cần thận trọng xem xét trên nhiều khía cạnh, tránh ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, đồng thời tạo tâm lý lo lắng cho người dân.
Với lo ngại về nguy cơ NK một số sản phẩm thịt lợn cận đát, theo ông Dương, tới đây Việt Nam sẽ xây dựng được những hàng rào kỹ thuật cho phù hợp nhằm hạn chế một số sản phẩm thịt chất lượng kém, cận hạn sử dụng, sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, bởi nếu để những loại thực phẩm này tràn vào nước ta, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới người chăn nuôi trong nước mà sức khỏe người tiêu dùng cũng nguy cơ bị đe dọa.
Tin liên quan
Tập đoàn Masan: Xây dựng nền tảng tiêu dùng – bán lẻ đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan tích cực thực hiện nhiều phát kiến phục vụ người tiêu dùng
09:13 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Tạm biệt" 2020, giá vàng SJC vượt 56 triệu đồng/lượng
09:58 | 31/12/2020 Thị trường - Giá cả
Chỉ số giá USD giảm nhanh, đẩy giá vàng đi lên
09:08 | 30/12/2020 Thị trường - Giá cả
6 năm qua không có bong bóng bất động sản
16:30 | 29/12/2020 Thị trường - Giá cả
Giá vàng diễn biến thất thường, USD đi ngang
09:17 | 29/12/2020 Thị trường - Giá cả
Sức hút bất động sản căn hộ tại Biên Hòa
10:59 | 28/12/2020 Kinh tế
Giá vàng SJC tăng lên mức 56 triệu đồng/lượng phiên đầu tuần
09:35 | 28/12/2020 Thị trường - Giá cả
Chi đậm Qũy Bình ổn, giá xăng dầu vẫn đồng loạt tăng
16:08 | 26/12/2020 Thị trường - Giá cả
Chưa “chốt” giá mua bán điện mặt trời mái nhà từ ngày 1/1/2021
10:10 | 26/12/2020 Thị trường - Giá cả
Phiên cuối tuần, giá vàng cùng chững lại
09:22 | 26/12/2020 Thị trường - Giá cả
Giá vàng SJC tiếp tục nhích nhẹ
09:22 | 25/12/2020 Thị trường - Giá cả
Quyết liệt triển khai các giải pháp bình ổn giá
16:39 | 24/12/2020 Thị trường - Giá cả
Nhà ở giá rẻ tại TPHCM đã biến mất
16:31 | 24/12/2020 Thị trường - Giá cả
Tỷ giá tiếp tục ổn định, vàng tăng nhẹ
09:45 | 24/12/2020 Thị trường - Giá cả
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics