Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để “hút” các nhà đầu tư, sản xuất chip bán dẫn
Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân Khơi thông nguồn lực, phát huy nội lực để khôi phục các động lực tăng trưởng Đào tạo nhân lực để đón đầu cơ hội từ ngành bán dẫn |
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy công nghệ cao Điện Quang. Ảnh: Mai Hương |
Nhu cầu lớn
Xác định xây dựng nguồn nhận lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới, phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nêu rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và thời gian tới. Trong đó, cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với các lĩnh vực khác, như chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực mới nổi, trong đó tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030. |
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử - bán dẫn - vi mạch, phục vụ cho máy móc điện tử và chuyển đổi số, xu thế dịch chuyển nguồn cung ứng (supply chain) đang diễn ra trên thế giới và trong khu vực. Các tập đoàn công nghệ thế giới đang có xu hướng tìm đến những địa điểm phù hợp hơn để đặt cơ sở sản xuất, nghiên cứu.
Đáng chú ý, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vào tháng 9/2023, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Một trong những nội dung hợp tác được thống nhất đẩy mạnh là hợp tác số, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác trong giáo dục và đào tạo. Hiện Mỹ đã có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó, lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự kiến sẽ có thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu yêu cầu nhân lực thiết kế vi mạch. Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người có trình độ từ đại học trở lên.
Cơ hội lớn đang được mở ra với Việt Nam, tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển, sản xuất sang Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do quy luật khách quan trong quan hệ cung - cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.
Trên thực tế, trong những năm qua, Việt Nam đã có chính sách, truyền thông khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học mở rộng, phát triển các ngành đào tạo STEM, trong đó tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), các ngành phục vụ nhân lực cho Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, Bigdata,… Trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Ba lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là máy tính và công nghệ thông tin (17,1%), công nghệ kỹ thuật (10,6%). Nhưng do thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn - vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng, vì vậy thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Mỹ. Điều này rất cần các chính sách hỗ trợ đồng bộ, dẫn dắt từ phía Nhà nước.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Phúc Vinh, Giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam cho biết, nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn rất lớn nhưng vẫn không đủ đáp ứng. Ở TPHCM, sinh viên học năm 3 đã có thể đi làm, phần lớn tập trung vào mảng thiết kế vật lý, kiểm tra thiết kế và một số mảng khác. Về cơ bản, sinh viên sau khi học các môn học trên có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt động và nguyên lý thiết kế của vi mạch, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường vẫn thiếu đội ngũ nhân lực và chương trình đào tạo chuyên sâu, cơ sở vật chất chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ.
Sẵn sàng để đón đầu xu hướng
Không chỉ có Mỹ, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Những dự án được khởi động từ 2-3 năm trước đến nay đã cung cấp những lô hàng đầu tiên ra thị trường thế giới. Ðơn cử, ngày 11/10/2023, Tập đoàn Amkor (Hàn Quốc) đã khánh thành Nhà máy Amkor Technology Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đến năm 2035 đạt 1,6 tỷ USD. Ðây là một trong những nhà máy tiên tiến nhất của Tập đoàn Amkor đi vào hoạt động, khởi đầu cho xu hướng thu hút đầu tư mới của tỉnh Bắc Ninh trong lĩnh vực công nghệ cao và tạo thuận lợi cho việc hình thành, phát triển hệ sinh thái bán dẫn ở Việt Nam.
Để bắt kịp sự thay đổi của thế giới cũng như hút nguồn vốn chất lượng cao vào lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang không ngừng thay đổi về tư duy, giải pháp, máy móc, nguồn nhân lực nhằm hướng đến mục tiêu chung của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Điển hình như Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Quang. Từ lâu, doanh nghiệp này đã chuẩn bị sẵn sàng để đón đầu xu hướng về ngành công nghệ vi mạch bán dẫn. Theo đó, Điện Quang đã chuẩn bị đội ngũ nhân sự với các kỹ sư R&D (nghiên cứu và phát triển) và đội ngũ thiết kế chất lượng để nghiên cứu phát triển các sản phẩm và thiết bị liên quan trực tiếp đến ngành vi mạch bán dẫn, công nghệ cao. Thêm nữa, Điện Quang đã đầu tư máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, đủ năng lực sản xuất các sản phẩm điện tử có độ khó cao. Chỉ cần bất kỳ một đối tác lớn nào đặt hàng thì Điện Quang sẵn sàng nhận gia công những bo mạch, sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã và đang hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trên thế giới nói chung, Hàn Quốc nói riêng trong lĩnh vực chip bán dẫn. Lợi thế của Việt Nam là đang có cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái tốt, đáp ứng được các điều kiện để sản xuất trong lĩnh vực chip bán dẫn. Không chỉ thế, Việt Nam còn có lực lượng lao động trẻ, có trình độ sẵn sàng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng chip bán dẫn toàn cầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn có điểm tựa về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước. Đây là những điều kiện cần và đủ để có thể hợp tác với các đối tác quốc tế, trong đó có Hàn Quốc trong lĩnh vực này”, Chủ tịch HANSIBA tin tưởng.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK