Thích ứng với phòng vệ thương mại, gia tăng cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Cá tra - ba sa là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị Hoa Kỳ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: ST |
Lợi thế khi đầu tư cho kinh tế xanh
Năm 2022 ghi nhận bước tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Hoa Kỳ. Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Việt Nam tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường và xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Song đi đôi với cơ hội cũng kèm theo thách thức, đó là số lượng các vụ việc về điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại , đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp về chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp với hàng hóa của Việt Nam ngày càng gia tăng trong thời gian vừa qua.
“Đối với hàng của Việt Nam, thực ra thì Hoa Kỳ cũng là một trong những thành viên của WTO áp dụng tích cực điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để đảm bảo cạnh tranh công bằng với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước. Công cụ này Hoa Kỳ áp dụng không chỉ với Việt Nam mà với các nước có tốc độ gia tăng hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ”, ông Đỗ Ngọc Hưng cho biết.
Do đó, để tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thích ứng với các biện pháp phòng vệ thương mại ngặt nghèo, theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào các xu thế mới. Điển hình như xu thế kinh tế xanh.
Hoa Kỳ là một trong những nước đi đầu thế giới về thực hiện chính sách “kinh tế xanh” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Chính phủ Mỹ đã thực hiện các chính sách mới nhằm đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thông qua phát triển năng lượng, phát triển kinh tế xanh, thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm bớt ô nhiễm môi trường và thực hiện chính sách năng lượng tái tạo.
Việc Chính phủ Việt Nam đầu tư cho kinh tế xanh cũng như kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế xanh có thể hạn chế được nhiều rủi ro trực tiếp như như gián đoạn chuỗi cung ứng, tác động của thị trường, rủi ro uy tín, rủi ro gián tiếp như cạnh tranh về nguồn lực, rủi ro về quy định pháp lý...
Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều cơ hội, động lực để gia nhập thị trường thích ứng với khí hậu bao gồm phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường; mở rộng thị trường mới cho các sản phẩm và dịch vụ hiện có; tiết kiệm chi phí trong toàn bộ chuỗi giá trị; hợp tác thông qua chuỗi cung ứng; nâng cao danh tiếng và giá trị thương hiệu.
Bên cạnh đó, khi dịch bệnh được kiểm soát, dự kiến thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng. Song song đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục phải đối diện các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ.
Hiện tại, Hoa Kỳ cũng là thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến tháng 12/2022, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tổng cộng hơn 52 vụ, chủ yếu là điều tra chống bán phá giá và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Các sản phẩm bị điều tra khá đa dạng, từ nông - lâm - thủy sản như: gỗ, cá tra - basa, tôm, mật ong, tới các sản phẩm công nghiệp như: se-mi rơ móc kéo, thép, máy cắt cỏ... thậm chí sản phẩm bìa kẹp hồ sơ. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đang tăng cường quản lý các mặt hàng đã bị áp thuế phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã áp dụng.
Chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp khi xuất khẩu qua thị trường này cần chủ động nghiên cứu các vụ việc đã có kết luận để chuẩn bị sẵn hồ sơ chứng minh cho các lô hàng xuất khẩu để tránh bị áp thuế chống bán phá giá cao. Để xuất khẩu hàng hóa ổn định, bền vững sang Hoa Kỳ, cần theo dõi và tuân thủ các khuyến cáo, cảnh báo sớm của cơ quan chức năng Bộ Công Thương về phòng vệ thương mại.
Tại một hội thảo mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Luật sư thành viên, Văn phòng Luật sư IDVN cho rằng, doanh nghiệp phải gạt bỏ tâm lý e ngại, phải chủ động và nghiêm túc trong vấn đề tham gia vào các vụ việc. Ngoài các thông tin liên quan tới tiêu chí kỹ thuật, tiếp cận thị trường thì cần phải chủ động tìm hiểu quy định cơ bản về phòng vệ thương mại tại các quốc gia đó. Bởi vì khi điều tra phòng vệ thương mại, mỗi một quốc gia sẽ thực hiện theo quy định riêng. Hoa Kỳ sẽ điều tra theo pháp luật Hoa Kỳ, Philippines sẽ điều tra theo pháp luật của Philippines...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thường xuyên theo dõi và cập nhật các thông tin về thị trường. Bởi đôi khi việc những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam, ví dụ như Trung Quốc hoặc Ấn Độ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là nguy cơ đối với Việt Nam. “Thuận lợi ở chỗ các doanh nghiệp Trung Quốc hay Ấn Độ khi bị loại bỏ khỏi một thị trường nhập khẩu thì chắc chắn hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội hơn nhưng đồng thời nguy cơ là Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo”, bà Thảo cho hay. Do đó, để có sự chủ động trước nguy cơ rủi ro, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị trước và việc chuẩn bị này sẽ có ý nghĩa rất lớn, doanh nghiệp chủ động được hệ thống sổ sách, số liệu, con người và thậm chí là cả về kinh phí để nếu như có vụ kiện xảy ra thì cũng sẽ biện hộ một cách nhanh nhất.
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics