Facebook Twitter youtube Tiktok

Thị trường vốn phát triển hoàn thiện về cấu trúc và quy mô

(HQ Online) - Trong năm 2021, thị trường vốn phát triển ổn định, trở thành kênh huy động nguồn lực quan trọng cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển thị trường vốn đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế.
Thị trường bảo hiểm phát triển vượt bậc bất chấp đại dịch Covid-19
Thị trường trái phiếu phát triển ổn định, huy động vốn hiệu quả cho ngân sách Nhà nước
Thêm chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động
Thị trường vốn phát triển ổn định, trở thành kênh huy động nguồn lực quan trọng cho đầu tư, phát triển kinh tế xã hội. 	Ảnh: ST
Thị trường vốn phát triển ổn định, trở thành kênh huy động nguồn lực quan trọng cho đầu tư, phát triển kinh tế xã hội. Ảnh: ST

Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế

Tình hình phát triển thị trường vốn năm 2021 cho thấy, đối với thị trường chứng khoán (TTCK), TTCK tiếp tục phát triển, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Các cấu phần thị trường bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, đạt và vượt các mục tiêu quy mô thị trường cổ phiếu, trái phiếu.

Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 28/12/2021, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020. Trong 11 tháng đầu năm 2021, tổng mức huy động vốn thực tế trên TTCK ước đạt 444.941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) tăng 1,3% với giá trị đạt 301.017 tỷ đồng.

Đối với trái phiếu DN (TPDN), theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 11/2021, các DN phát hành 495.029 tỷ đồng, trong đó phát hành riêng lẻ đạt 467.583 tỷ đồng, phát hành ra công chúng đạt 27.436 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến 20/12/2021, tổng khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ theo số liệu của Sở GDCK Hà Nội là 510.167 tỷ đồng. Dư nợ TPDN riêng lẻ đạt tương đương 20,6% GDP năm 2020, tăng 28,7% so với cuối năm 2020. Cùng với đó, thị trường chứng khoán phái sinh mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 8/2018 với 2 sản phẩm là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (4 mã hợp đồng) và hợp đồng tương lai TPCP 5 năm (3 mã hợp đồng) nhưng đã có bước tăng trưởng tốt và ổn định. Tính từ đầu năm 2021 đến cuối tháng 11/2021, khối lượng giao dịch bình quân phiên của hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tăng 23% so với bình quân năm trước.

Đối với thị trường bảo hiểm, tính đến năm 2021, thị trường có 76 DN kinh doanh bảo hiểm và 1 chi nhánh DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trong năm 2021, tổng tài sản của các DN bảo hiểm ước đạt 710.002 tỷ đồng, tăng 23,86%; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 152.484 tỷ đồng, tăng 19,34%; tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 214.958 tỷ đồng, tăng 15,59% và đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 577.069 tỷ đồng, tăng 22,24% so với năm 2020.

Phát triển thị trường vốn giao dịch công khai minh bạch

Định hướng điều hành, phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Bộ đang xây dựng Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021-2030, trong đó Chiến lược phát triển TTCK và Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm là các chiến lược nhánh quan trọng. Mục tiêu phát triển thị trường vốn trong thời gian tới là trở thành kênh huy động vốn và thị trường giao dịch công khai minh bạch, phản ánh đúng đắn, trung thực hoạt động của nền kinh tế; đồng thời tạo ra các công cụ bảo vệ các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội và tăng năng lực cạnh tranh của thị trường.

Theo đó, các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới để phát triển thị trường vốn đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế đã được Bộ Tài chính xác định. Về thể chế, tập trung tổ chức triển khai Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 để vận hành thị trường vốn, TTCK theo hướng an toàn, công khai, minh bạch. Đồng thời, hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và các văn bản hướng dẫn để phát triển thị trường bảo hiểm bền vững. Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trên thị trường TPDN để thị trường phát triển bền vững, minh bạch và hiệu quả...

Đối với TTCK, sẽ hoàn thiện công tác tổ chức thị trường, sắp xếp lại các thị trường bộ phận. Đối với thị trường cổ phiếu, tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn DNNN gắn với niêm yết trên TTCK; tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh hiện tượng thao túng, làm giá; phát triển thị trường TPDN theo hướng bền vững để trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các DN; thúc đẩy phát triển TTCK phái sinh phù hợp với nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường; phát triển thị trường TPCP trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho NSNN và tái cơ cấu danh mục nợ TPCP để tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

Với nhiệm vụ phát triển nguồn cung trên thị trường trái phiếu, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát hành TPCP để huy động vốn cho NSNN, nghiên cứu khả năng phát hành các sản phẩm trái phiếu mới phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư. Đối với thị trường TPDN, khuyến khích các DN đa dạng hóa các loại hình trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; thúc đẩy việc chào bán trái phiếu ra công chúng; phát triển các sản phẩm TPDN dự án PPP, trái phiếu dự án để thúc đẩy thị trường vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Về phát triển nhà đầu tư, tiếp tục thúc đẩy việc hình thành và hoạt động của các định chế đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn; tăng cường đào tạo, phát triển nhà đầu tư cá nhân có đầy đủ kiến thức khi tham gia thị trường; khuyến khích sự tham gia dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài...

Đối với thị trường bảo hiểm, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới, có cơ chế chính sách khuyến khích các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí. Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đối với công tác đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp, tiếp tục giám sát, theo dõi, đôn đốc DN chưa đảm bảo biên khả năng thanh toán, nguồn vốn chủ sở hữu thực hiện các giải pháp để đảm bảo đáp ứng quy định pháp luật.

TS. Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia:

Định hướng giai đoạn 2021-2030 phát triển thị trường vốn theo chiều sâu nhằm gia tăng vốn trung và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế. Xây dựng thị trường vốn mạnh với cơ cấu hợp lý giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, TPCP và TPDN; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại DNNN, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chú trọng phát triển thị trường TPDN để trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu mức vốn hóa thị trường/GDP đạt 120% vào năm 2025, trái phiếu/GDP đạt 55% vào năm 2025 theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2025, nâng hạng TTCK Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn của MSCT và FTSE Russell.

Hoài Anh

Tin liên quan

Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh

Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh

(HQ Online) - Theo các chuyên gia, ngành vi mạch bán dẫn đã trở thành lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TPHCM.
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính

Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính

(HQ Online) - Nhận xét về dự án 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kì 2024-2029 cho rằng, không chỉ tháo gỡ một số vướng mắc tồn tại lâu nay mà còn phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

(HQ Online) - Dự án 1 Luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính đã chính thức được trình và thảo luận tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Theo chương trình xây dựng Luật, việc xây dựng, ban hành Luật sẽ theo trình tự, thủ tục rút gọn và được thông qua ngay tại kỳ họp này. Việc đồng loạt sửa nhiều quy định tại các luật thuộc lĩnh vực tài chính và được thông qua sớm cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực lớn của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc kiến tạo hệ thống chính sách thông thoáng, phù hợp, thúc đẩy các nguồn lực đầu tư vào nền kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

(HQ Online) - Với mục tiêu chung là thiết lập các thị trường vốn khu vực ASEAN sâu rộng, thanh khoản và hội nhập, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) vừa tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn (Lào) vào ngày 21/10.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

(HQ Online) - Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.
Vốn ngoại đang đảo chiều?

Vốn ngoại đang đảo chiều?

(HQ Online) - Đà bán ròng của khối ngoại đang thu hẹp đáng kể, cùng những yếu tố tích cực từ nội tại và các chính sách mới được ban hành đang hỗ trợ cho sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

(HQ Online) - FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10/2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Tại báo cáo này, FTSE Russell đánh giá tích cực về các giải pháp của Việt Nam, trong đó bao gồm mô hình thanh toán không yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa Luật Chứng khoán nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn, thực hiện các đề xuất, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

(HQ Online) - Ông Kojima Kazunobu, Cố vấn trưởng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc phát triển thị trường chứng khoán cả về chất và lượng để trở thành một thị trường tiềm năng, có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại.
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18/9/2024 là bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu nâng chất cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

(HQ Online) - Tại Hội thảo trực tuyến đối thoại chính sách tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada, tổ chức ngày 24/9, đại diện Bộ Tài chính Canada nhấn mạnh, một trong những trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu là truyền thông. Theo đó, công tác truyền thông tốt giúp ngăn chặn những diễn biến không mong muốn, kiểm soát tính biến động của thị trường.
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

(HQ Online) - Dự án hợp tác “Nâng cao năng lực về thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường cổ phiếu Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ sẽ giúp thể chế về thị trường chứng khoán sẽ ngày càng hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

(HQ Online) - Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC được xem là sẽ tháo gỡ nút thắt trọng yếu trong nâng hạng thị trường chứng khoán liên quan đến bãi bỏ quy định yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Luật hóa quy định về  hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Chứng khoán là cần thiết để đảm bảo cho thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, ngăn chặn hành vi gian lận, tạo điều kiện cho TTCK phát triển.
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?

Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?

(HQ Online) - Mặc dù có thể còn những biến động khi phải thận trọng theo dõi các dữ liệu về các kịch bản của nền kinh tế Mỹ, đã có nhiều hơn các yếu tố có thể tác động tích cực lên lên thị trường chứng khoán Việt Nam cho giai đoạn cuối năm khi tăng trưởng đi kèm với chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng hỗ trợ.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”

Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty TNHH XNK năng lượng Biomass (TPHCM)
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?

Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?

Theo các chuyên gia, để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, nhà nước cần hoàn thiện khung chính sách, cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh doanh mới. Đồng thời, cải cách thể c

Mua bán thuốc online

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đang được thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 2/11, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM tổ chức Lễ ra quân Tháng hành động phát triển người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn Thành phố.
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng lưu ý vấn đề thời gian, trí tuệ, khát vọng, tiềm lực, hội nhập để đưa nền giáo dục đào tạo ngang tầm, theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt, tự lực, tự cường, tự tin dân tộc.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức UAE của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động