Thị trường Trung Đông, nhiều tiềm năng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt
UAE: Cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Đông | |
Thị trường Trung Đông- châu Phi: Tiềm năng lớn nhưng nhiều rủi ro |
Đại diện Công ty TNHH Ba Huân nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: T.D |
Dư địa lớn
Chiều 17/3, thông tin tại Hội thảo “Cơ hội vàng cho xuất khẩu Việt đến các quốc gia Trung Đông sau đại dịch Covid-19”, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) cho biết, thương mại khu vực Trung Đông khởi sắc và tăng trưởng mạnh hơn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 do kinh tế thế giới phục hồi, giá dầu tăng trở lại. Đồng thời, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào khu vực này cũng gia tăng, năm 2010 là 681,444 tỷ USD, năm 2018 tăng lên 932,404 tỷ USD. Đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia Trung Đông cũng tăng từ 234,369 tỷ USD lên 542,455 tỷ USD trong cùng thời kỳ.
Các quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu rất lớn (dao động từ 2 tỷ USD đến 8 tỷ USD) đối với các mặt hàng như đồ gỗ, sản phẩm nhựa, ngũ cốc, dệt may, giày dép, cao su và sản phẩm cao su, thịt, sữa và sản phẩm sữa, rau quả các loại,… Đây là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.
Một thuận lợi nữa khi xuất khẩu sang Trung Đông là mức thuế nhập khẩu chỉ từ 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối. Chính vì điều này mà Trung Đông trở thành một thị trường đầy trường tiềm năng của Việt Nam.
Mặt khác, quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực Trung Đông chủ yếu tập trung vào các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Các quốc gia GCC có nền kinh tế mở, phát triển ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài, du lịch, dịch vụ, đa dạng hóa nền kinh tế, thúc đẩy xuất nhập khẩu.
Ông Ngô Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kuwait cho rằng, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường GCC đang rộng mở với nhiều thuận lợi. Khối GCC có sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do có nguồn tài chính dồi dào. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của GCC khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu của Việt Nam. Thuế nhập khẩu của khối GCC khá thấp.
Tuy nhiên, tỷ trọng các mặt hàng này của Việt Nam trong cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước Trung Đông vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hai bên. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp của khu vực Trung Đông còn chưa phát triển do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; công nghiệp sản xuất khó phát triển nên khu vực này vẫn phải nhập khẩu nhiều thực phẩm, hàng tiêu dùng. Thống kê cho thấy, các quốc gia này nhập khẩu khoảng 80% các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tương đương khoảng 40 tỷ USD/năm. Đến năm 2035, tổng giá trị nhập khẩu lương thực, thực phẩm của các nước vùng Trung Đông dự kiến sẽ tăng lên 70 tỷ USD/năm.
Tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu
Theo phản ánh tại hội thảo, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng còn gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường Trung Đông như thiếu thông tin, những rào cản về logistics và thanh toán quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức ngoại giao của Việt Nam tại khu vực cũng như các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư như ITPC.
Ông Nguyễn Tuấn cho biết, dự kiến trong thời gian tới, ITPC sẽ tiếp tục triển khai các đoàn khảo sát thị trường, kết nối giao thương và gặp gỡ các hệ thống kênh phân phối hiện đại tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là hai thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam hiện nay là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Kuwait (Cô-oét).
Chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing Văn phòng chứng nhận Halal – HCA Việt Nam cho biết, lợi ích của chứng nhận Halal (chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm) là vô cùng lớn. Nó giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu khi xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo; tạo lòng tin cho người tiêu dùng, được người tiêu dùng (cả người theo đạo Hồi và người ngoại đạo) khắp nơi trên thế giới lựa chọn vì đáp ứng cả các yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, qua đó tăng đối tượng sử dụng sản phẩm; giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm Halal toàn cầu.
Nền công nghiệp Halal hiện rất đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như bánh kẹo; thực phẩm, đồ uống; thảo dược; mỹ phẩm…
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cũng đưa ra một số lưu ý dành cho các doanh nghiệp khi tham gia chương trình chứng nhận Halal. Theo đó, khi chuẩn bị đăng ký, doanh nghiệp cần áp dụng Halal vào sản xuất, lưu ý chọn nguyên liệu Halal. Trong quá trình đánh giá Halal, cơ quan đánh giá sẽ tiến hành truy xuất nguyên liệu và tất cả thành phần có trong quá trình sản xuất. Sau khi được cấp chứng nhận, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý khi ra sản phẩm mới, thay đổi nguyên liệu…phải đảm bảo tính toàn vẹn Halal trong quá trình sản xuất.
Tin liên quan
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ thẻ ngân hàng Việt Nam có thể quét QR thanh toán tại Lào
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Có giá 1,849 tỷ đồng, Kia New Carnival bứt phá với công nghệ Hybrid
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics