Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Áp lực đáo hạn gia tăng nhưng tỷ lệ chậm trả sẽ giảm bớt
Trong năm 2024 tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 240,1 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ST |
Tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 là 240,1 nghìn tỷ đồng
Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2024, nhiều ý kiến nhận định, thị trường TPDN năm 2024 có một số thuận lợi như: thị trường đã và đang có sự sàng lọc thực chất để thanh lọc các DN phát hành yếu kém, niềm tin dần quay trở lại thị trường; các chính sách hỗ trợ kinh doanh của Chính phủ và kích cầu kinh tế dần phát huy hiệu quả, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; thị trường ngày càng minh bạch hơn;... Tuy nhiên, nhu cầu huy động vốn từ phát hành TPDN riêng lẻ còn phụ thuộc nhiều vào khả năng cân đối vốn và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của DN, khả năng huy động vốn từ các kênh khác như tín dụng ngân hàng, chào bán trên thị trường chứng khoán hoặc phát hành TPDN ra công chúng và diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.
Theo Bộ Tài chính, khối lượng đáo hạn TPDN trong năm 2024 có giảm so với năm 2023 nhưng vẫn ở mức cao, trong đó tập trung vào các ngành rủi ro thanh toán như BĐS, năng lượng tái tạo; thị trường BĐS có dấu hiệu dần hồi phục nhưng dự báo vẫn chưa hết khó khăn, mặt bằng lãi suất giảm tiềm ẩn khả năng các nhà đầu tư cá nhân với kiến thức tài chính thấp tiếp tục chuyển từ kênh gửi tiết kiệm ngân hàng sang mua TPDN.
Năm 2024, Bộ Tài chính tiếp tục căn cứ vào báo cáo tài chính mới nhất của DN phát hành trái phiếu cung cấp cho HNX để chia các DN có trái phiếu đáo hạn năm 2024 theo 3 nhóm: rất khó khăn trong việc trả nợ, có khả năng gặp khó khăn trả nợ và các DN còn lại. Theo Bộ Tài chính, việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối vì khả năng thanh toán nợ của các DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của DN thường xuyên biến động.
Cũng theo Bộ Tài chính, nhiều DN đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn, góp phần giảm áp lực trái phiếu đến hạn trong thời gian tới. Trong năm 2023, tổng khối lượng mua lại TPDN là 248,2 nghìn tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2022). Từ đầu năm nay đến ngày 22/3/2024, các DN tiếp tục mua lại trước hạn 17,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Theo đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm VIS Rating, giá trị trái phiếu có rủi ro cao sẽ chậm trả gốc, lãi trong năm 2024 thấp hơn đáng kể so với năm 2023 do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cải thiện và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính mới tăng lên nhờ vào các chính sách hỗ trợ và môi trường lãi suất thấp.
Tình trạng chậm trả sẽ giảm bớt
Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, đối với trái phiếu của các tổ chức tín dụng (TCTD), dư nợ trái phiếu của 28 TCTD phát hành tính đến thời điểm cuối năm 2023 là 357,2 nghìn tỷ đồng. Khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2024 là 53,2 nghìn tỷ đồng do 16 TCTD phát hành. Theo Bộ Tài chính, rủi ro không thanh toán được gốc, lãi trái phiếu do TCTD phát hành về cơ bản là rất thấp vì việc phát hành tuân thủ theo tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước giám sát; các TCTD có trái phiếu đến hạn đều hoạt động có lãi; hầu hết trái phiếu là do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ.
Trong khi đó, dư nợ trái phiếu của DN BĐS là 351,4 nghìn tỷ đồng do 182 DN BĐS phát hành, chiếm 34,8% tổng dư nợ TPDN. Khối lượng trái phiếu BĐS đáo hạn trong năm 2024 là 99,6 nghìn tỷ đồng do 92 tổ chức phát hành. Nếu phân loại theo các tiêu chí nêu trên thì các DN BĐS dự kiến có khó khăn trong thanh toán nợ TPDN đến hạn là 35,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS). Đối với trái phiếu của nhóm DN còn lại (sản xuất, thương mại dịch vụ, xây dựng, công ty chứng khoán, năng lượng và các lĩnh vực khác), dư nợ trái phiếu khoảng 300 nghìn tỷ đồng và khối lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 của nhóm này là 87,3 nghìn tỷ đồng do 102 tổ chức phát hành. Nếu phân loại theo tiêu chí nêu trên thì các DN dự kiến có khó khăn trong thanh toán nợ TPDN đến hạn là 26,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 30,7%).
Theo đánh giá, môi trường lãi suất nếu được duy trì ở mức thấp như hiện nay sẽ giúp giảm chi phí huy động vốn và khuyến khích DN đầu tư mở rộng kinh doanh, khả năng trả nợ cũng kỳ vọng được cải thiện. Tuy nhiên, việc phục hồi sản xuất và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ phụ thuộc vào từng ngành, lĩnh vực và tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Ví dụ, đối với lĩnh vực điện tái tạo, dự kiến sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn trong năm 2024 do các vấn đề về cơ chế giá, ảnh hưởng đến công suất điện tái tạo; các dự án điện tái tạo buộc phải dừng triển khai để chờ cơ chế giá mới, ảnh hưởng đến việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn.
Nhận định về áp lực đáo hạn của TPDN, ông Nguyễn Tùng Anh, Trưởng phòng Nghiên cứu rủi ro tín dụng và dịch vụ tài chính bền vững (Fiin Ratings) cho biết: “Áp lực đáo hạn trái phiếu sẽ gia tăng vào cuối quý 2/2024 và sẽ đạt đỉnh vào 2 năm tới. Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định số 08/NĐ-CP đã thực hiện tốt vai trò của mình và các cơ quan quản lý đã thực hiện rất tốt việc quản lý và đảm bảo cho thị trường phát triển bền vững trong thời gian qua, nhất là việc ứng phó với áp lực lớn đến từ đáo hạn cũng như các áp lực khác do biến động của nền kinh tế”. Do đó, tuy áp lực đáo hạn TPDN sẽ gia tăng trong thời gian tới nhưng chuyên gia này tin tưởng rằng tình trạng chậm trả sẽ được giảm bớt và duy trì ở mức vừa phải.
Tính đến thời điểm cuối năm 2023, dư nợ TPDN vào khoảng 1 triệu tỷ đồng do 432 DN phát hành, trong đó tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 là 240,1 nghìn tỷ đồng, thấp hơn khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023 (261,6 nghìn tỷ đồng).
|
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics